Uncategorized

Kota Kinabalu – thiên đường biển của Malaysia

60880209_10206021093524343_929605466030342144_o

Vốn nghe danh về hòn đảo thiên đường ở Kota Kinabalu của Malaysia đã lâu, chỉ đến khi sang Malay làm việc, chúng tôi mới có dịp ghé thăm nơi này. Từ Kuala Lumpur, các bạn có thể bay tới Kota Kinabalu với hãng AirAsia, giá vé máy bay khoảng 290RM. Tỉ giá 1RM tương đương 5.800VNĐ.

60335889_10205990599922022_5819509574582927360_o.jpg

Chúng tôi bay chuyến sớm nhất tới Kota Kinabalu. Vừa xuống sân bay, chúng tôi bắt Grab về khách sạn cất đồ. Chúng tôi đặt căn hộ 3 phòng ngủ Elopura Vacation Apartment với đầy đủ tiện nghi như máy giặt, bát đũa, tủ lạnh, tivi, sofa… Giá căn hộ này khoảng 225Rm/đêm tương đương 1 triệu 350k cho 6-7 người ở, tính ra là khá rẻ vì nằm cũng gần trung tâm, nhà sạch sẽ, rộng rãi. Vì chưa tới giờ check-in nên chúng tôi thuê lái xe Grab đi trang trại Dera. Đây là trang trại bò sữa nổi tiếng ở Kota Kinabalu và mọi người thường gọi nơi đây là New Zealand của Malaysia.

dera farm 1

Trang trại này cách trung tâm Kota Kinabalu (KK) hơn 100km; đi mất khoảng 2 tiếng rưỡi. Để đến đây các bạn có thể đi bus từ trung tâm KK hoặc thuê xe như chúng tôi. Tôi chốt giá với lái xe là 300Rm = 1 triệu 8 cả đi cả về (xe 6 chỗ). Giá này đã rẻ hơn grab rất nhiều. Nếu đi grab thì sẽ mất khoảng 3 triệu, mà trên trang trại chưa chắc đã có Grab để book xe về. Các bạn có thể liên hệ anh lái xe Jay Bro đi trang trại Dera qua số điện thoại +60 16-845 6579

dera farm

Khí hậu ở trang trại thì khá mát mẻ với trời xanh ngắt, rất phù hợp cho những gia đình có trẻ nhỏ lên đây tham quan ngày cuối tuần. Điểm trừ duy nhất ở đây là vì là trang trại nuôi bò thế nên mùi phân bò khá là nồng nặc khi có gió thổi qua còn về cảnh quan thì cũng được xếp vào dạng đẹp. Khi đến đây các bạn là đừng quên thưởng thức món kem, sữa chua và sữa tươi được làm từ chính sữa bò ở trang trại này. Ở đây, các bạn còn được thưởng ngoạn cảnh núi non hùng vĩ khá giống với những gì tôi đã từng xem qua các bức ảnh ở New Zealand. Có lẽ vậy nên mọi người mới gọi Dera Farm chính là New Zealand thu nhỏ của Malaysia.

60387535_10205992339525511_2193716776213151744_o.jpg

Sau khi quay trở về từ trang trại bò sữa, chúng tôi quyết định đi ăn thử Bah Kut Teh tại quán Ming Ge Bah Kut Teh. Các bạn nên ăn thử Bah Kut Teh khô vì đây là đặc sản ở KK mà ngay đến cả Kuala Lumpur cũng khó tìm được món này. Bah Kut Teh thực ra là sườn, lòng lợn và thịt lợn ninh nhừ trong nước có thêm vị xì dầu, ăn khá ngon và hợp khẩu vị người Việt Nam.

bah kuhteh.jpg

Về khách sạn nghỉ ngơi một chút thì trời cũng đã xẩm tối nên chúng tôi quyết định đi ăn hải sản. Trên các diễn đàn thì chợ Philippino được đánh giá là một trong những nơi bán hải sản ngon ở Kotakinabalu nhưng sau khi hỏi anh lái xe bản địa thì chúng tôi được một gợi ý khác đó chính là chợ Todak Waterfront. Tedak cũng là tên một loại cá ở đây và là biểu tượng của KK. Khu vực này bán rất nhiều loại hải sản tươi ngon và các bạn hoàn toàn có thể mặc cả khi mua hải sản. Thường các quán bán hải sản ở đây sẽ miễn phí công chế biến và các bạn có thể chọn cách chế biến theo ý của mình. Hải sản ở đây rất là rẻ, đoàn chúng tôi gồm có sáu người ăn thì một bữa trung bình rơi vào khoảng từ 1.5tr đến 2tr mà có cả tôm hùm hoặc là cua và các loại hải sản khác như là tôm, mực, ốc ngao. Các bạn nên đi một vòng để có thể khảo giá và đánh giá xem là hải sản ở hàng nào tươi và sau đó có thể chọn ra hàng mình ưa thích để ăn. Khu chợ này cũng rất là gần là phía chợ Philippino và từ đây thì các bạn cũng có thể đi ra chợ đêm một cách dễ dàng.

60386977_10205995419682513_7075416191560318976_o

Sau khi ăn hải sản thì chúng tôi quyết định đi vòng vòng để tham quan chợ hoa quả Philippino. Theo như chúng mình thấy thì hoa quả ở đoạn chợ Philippino khá là đắt và đắt hơn nhiều khi mua ở trong siêu thị nên là chúng tôi mua hoa quả ở trong siêu thị vừa mang tính đảm bảo hơn và giá cũng hợp lý hơn rất nhiều. Trên đường đi thì chúng tôi có tình cờ nhìn thấy một hàng bán sinh tố bơ trông khá bắt mắt và quyết định rẽ vào. Quả thực không làm chúng tôi thất vọng vì sinh tố bơ ở đây rất rẻ. Khoảng 7RM = 42k chúng tôi đã có một cốc sinh tố bơ nguyên chất. Lý do mình gọi đây là sinh tố bơ nguyên chất bởi vì tôi có thể cảm nhận được vị bơ rất là đặc và thơm so với những chỗ khác thì sinh tố bơ ở đây xuất sắc hơn rất nhiều. Cả bốn ngày ở KK thì ngày nào chúng tôi cũng kéo nhau ra uống sinh tố bơ vì nó quá là ngon và hấp dẫn.

KK market.jpg

Ngày thứ 2, chúng tôi mua vé tàu đi đảo Sapi và Manukan. Ở bến tàu, các công ty du lịch sẽ bán các combo vé tàu, phụ kiện bơi,  trò chơi nước và các bạn hoàn toàn có thể mặc cả. Khi ghé thăm đảo ở Kota Kinabalu các bạn phải đóng thêm phí thăm quan 20rm/người (khoảng 120k); chúng tôi mua combo vé tàu, kính bơi ống thở cho việc lặn, áo phao và tiền thăm quan hết 70rm/ người (khoảng 420k) + chơi nhảy dù hết khoảng 65rm/ người (khoảng 390k).

nhay du

Để chơi hết 2 đảo này các bạn sẽ đi từ sáng, tàu xuất phát lúc 8.30 và quay về lúc 3h chiều. Xác định đi xong 2 đảo này về da cháy nắng nha các bạn vì vùng vẫy 6-7 tiếng đồng hồ dưới nước cơ mà.

60481903_10206011797691953_4545802573021446144_o

Một lưu ý nhỏ là các bạn nên mang theo bánh mì hoặc hoa quả và nước để có thể ăn ở trên đảo vì hoạt động bơi lội khiến cho chúng ta đói rất nhanh. Tour ở trên chúng tôi mua không bao gồm ăn trưa.

60318337_10206001794401877_4934260567985618944_o

Ở bến tàu khi từ đảo trở về, chúng tôi quyết định mua vé tiếp cho hành trình ngày hôm sau. Chúng tôi đã lựa chọn mua tour đi đảo Matanani và tua rừng đước xem đom đóm. Giá tour ở đây có thể mặc cả một cách dễ dàng. Một tour cả ngày đi biển đảo và rừng xem đom đóm chị giá 160Rm = 960k bao gồm xe đưa đón tàu chở ra đảo và ăn trưa, ăn tối cùng với áo phao, kính bơi để lặn xem cá.

60594556_10206001795721910_3684263954856542208_o

Sau khi có một ngày mệt nhoài ở ngoài đảo thì đến tối chúng tôi quyết định quay trở lại Todak Waterfront để tiếp tục ăn hải sản. Chúng tôi hoàn toàn bị thuyết phục bởi sự tươi ngon của hải sản ở quán Pulau Mabul Seafood cùng với giá tiền rất phù hợp.

60265562_10205995420122524_8720349165114097664_o

Ngày thứ 3, xe ô tô đón chúng tôi tại khách sạn. Từ khách sạn đến bến tàu mất khoảng hai tiếng rưỡi. Và từ bến tàu ra đến đảo khoảng 30 phút. Nhưng hành trình từ bến tàu ra đảo sóng khá là rập rờn nên những bạn nào bị say sóng có thể chuẩn bị sẵn thuốc say cho mình.

60729706_10206014718084961_3442963621196333056_o

Hòn đảo Matanani này quả không hổ danh là Maldives của Malaysia bởi nó quá đẹp. Bãi cát trắng phau, biển xanh, nước trong vắt là những gì đã làm chúng tôi sững sờ khi đặt chân lên hòn đảo này. Tàu dừng ở một căn chòi khu đảo cát trắng và từ đó mất mười lăm phút để ra đến khu vực lặn xem cá.

60904223_10206014717044935_339804175938355200_o

Nước biển ở đây trong đến nỗi các bạn có thể nhìn thấy đáy biển ngắm san hô và những chú cá đang lượn tung tăng quanh mình. Bữa trưa mà tour chuẩn bị cho chúng tôi ăn cũng khá ngon, có thể vì do đói sau khi bơi lội. Các bạn đừng quên lưu lại những khoảnh khắc cực đẹp ở khu đảo này nhé.

60885887_10206021091204285_7448934688246202368_o

Tour rừng đước đi xem khỉ mà chúng tôi mua thì khá bình thường và cũng không thấy khỉ ở trong rừng do chúng ẩn nấp, cũng may là người hướng dẫn đã quyết định đổi địa điểm cho chúng tôi sang ngắm hoàng hôn ở biển. Khu vực ngắm hoàng hôn này cảnh cũng rất đẹp bởi vẫn còn những vật dụng trang trí cho đám cưới trước đó.

60590386_10206017789121735_8086446588186066944_o

Sau khi mặt trời lặn, chúng tôi tiếp tục di chuyển ra thuyền để đi tiếp tour ngắm đom đóm. Đối với những người ở thành phố như tôi thì việc ngắm đom đóm là điều hoàn toàn mới mẻ chính vì vậy tour ngắm đom đóm với tôi khá là thú vị. Mỗi lần người hướng dẫn viên nháy đèn pin đom đóm bay ra như trong những câu chuyện cổ tích chúng ta thường thấy, lãng mạn hết sức luôn các bạn ạ.

60892422_10206020729035231_3617763034887356416_o

Ngày thứ 4, trước khi bắt chuyến bay buổi tối về lại Kuala Lumpur, chúng tôi nhất quyết phải ăn nốt bữa Bah Kut Teh cho đỡ thèm. Nhưng ở đây các hàng Bah Kut Teh đều mở sau 4 giờ nên khá khó tìm để ăn trưa. Có 1 quán mở cửa lúc 2h là Api Town Bah Kut Teh. Ở đây các bạn có thể thử món Bah Kut Teh hải sản. Giá đồ ăn ở quán này khá cao so với những quán chúng tôi từng ăn trước đó nhưng chất lượng cũng khá ổn.

60797008_10206021092484317_6168985643209719808_o.jpg

Tổng chi phí chuyến đi hết khoảng 1100RM tương đương khoảng 6 triệu 6 cho hành trình 4 ngày 3 đêm tại Kota Kinabalu. Chuyến đi này quả thật là đáng vì vẻ đẹp của KK đã đem lại cho chúng tôi nhiều bất ngờ. Nếu vẫn đang loay hoay tìm cho mình 1 điểm đến trong hè này, thì Kota Kinabalu chính là lựa chọn không tồi chút nào đấy các bạn ạ. Chần chừ gì nữa, xách ba lô lên và đi thôi nào!

60397771_10206011796531924_1466687226564837376_o.jpg

60481903_10206011797691953_4545802573021446144_obien o KK60986676_10206014719685001_4094491601445847040_o

Uncategorized

Redang – nơi đảo rùa còn nhiều điều để khám phá

IMG_0711

Terrenganu nằm ở phía Đông Bắc của Malaysia. Chúng tôi biết đến Terrenganu qua một tờ tạp chí trên máy bay. Khi đang đọc tạp chí, ông bạn tôi hí ha hí hửng khoe “ê bà ơi, đảo ở Terrenganu đẹp quá này”. Về tìm hiểu thêm chút thông tin thì tôi được biết rằng, chỉ cần 2 ngày là đã có thể ghé thăm thành phố này rồi, thế là chẳng chần chừ gì, chúng tôi rủ rê nhau đặt vé để ghé thăm đảo rùa Redang ở Terrenganu trong 2 ngày 2 đêm.

DCIM100GOPROGOPR5590.JPG

Để đến được Terrenganu, các bạn có thể đặt vé máy bay của AirAsia bay từ Kuala Lumpur với giá khoảng 680k khứ hồi nếu canh được khuyến mãi. Chúng tôi chọn chuyến sớm nhất bay đến Terrenganu để có thể có thêm nhiều thời gian thăm quan. Từ sân bay Terrenganu, các bạn sẽ mất khoảng 30′ di chuyển ra bến phà Mutiara Jetty & checkpoint và thêm 30′ nữa để từ đó đi ra đảo Redang. Đảo Redang cách đảo Perhentian nổi tiếng của Malaysia khoảng 1 tiếng đi tàu, nên các bạn có thể kết hợp đi 2 đảo luôn. Vì trước khi đi chúng tôi bỏ qua mất thông tin này nên chỉ ghé thăm mỗi đảo Redang.

IMG_0728.jpg

Ở Redang vẫn còn khá hoang sơ, từng resort sẽ nằm riêng biệt nên sau khi tìm hiểu, tôi mua combo trọn gói từ Resort luôn bao gồm cả đưa đón, ăn uống và lặn ngắm cá. Để đặt combo các bạn vào web https://redangmutiara.com.my. Đây là trang web của Mutiara Redang Beach Resort. Hoặc các bạn có thể liên hệ với chủ Resort tên Resa theo số Whatssap: +60 11-2557 2911.
62437001_10206084199661957_9088376962723872768_o.jpg
Resort này tuy không hiện đại, chỉ xây dựng rất cơ bản, tuy nhiên vẫn có đủ điều hoà, nước cho mình sử dụng. Ở đạo chạy bằng máy phát điện nên họ sẽ cắt điện thường vào giờ khách hàng đi lặn biển. Thêm 1 lý do nữa nên ở resort này vì tôi đã nghiên cứu và thấy rằng resort này có bãi biển phía trước đẹp nhất trong khu vực đảo. Từ phòng có thể ngắm view là biển trước mặt. Cát trắng và cá tung tăng bơi lội ngay sát bờ. Thôi thì được cái nọ mất cái kia, biển đẹp thì ở sao cũng được. Dù sao cũng chỉ 1 đêm thôi mà, vẫn có nệm ấm, điều hoà và nước sạch dùng là được rồi. Combo tôi mua giá 260rm/ người (khoảng 1 triệu 560) bao gồm: tour lặn biển ngắm cá, buffet 3 bữa (sáng, trưa, chiều), vé phà khứ hồi từ Terrenganu ra đảo. Người của resort sẽ chờ ở bến phà để đưa bạn ra đảo.
IMG_0657.jpg
Ngoài ra bạn có thể mua tour đi ngắm rùa 35rm/ người và tour đi núi 55rm/người. Ở đây bắt buộc thuê áo phao 10rm/ người và có thể thuê thêm kính bơi ống thở 10rm/người. Ăn ở khách sạn khá ổn, ít nhất là dễ ăn so với đứa ghét ăn đồ Malay như mình. Tuy gọi là buffet nhưng chỉ gồm những món ăn cơ bản như rau xào, cá chiên, cơm hoặc mỳ chứ không phải buffet nhiều đồ như ở trên đất liền đâu nha. Ở trên đảo không có bất cứ cửa hàng tiện ích nào nên các bạn hay ăn vặt nhớ mang theo đồ ăn từ đất liền.
IMG_0785.jpg
Đảo Redang còn hoang sơ nên khá ít khách du lịch biết đến, chủ yếu là người địa phương đến đây du lịch. Tuy nhiên, về cảnh sắc thì nơi đây quả thực làm chúng tôi mãn nhãn. Nước xanh trong vắt, cá nhiều vô kể. Từ tháng 3 đến tháng 10 là mùa đẹp nhất trong năm mà các bạn có thể ghé thăm đảo Redang.
IMG_8009.JPG
Tôi đã từng đi rất nhiều biển, vậy nên ngắm cá là điều gì đó cũng bình thường thôi, nhưng khi đến với Redang này, tôi lần đầu tiên có được trải nghiệm lặn cùng với rùa. Trước khi đi thì hào hứng mà khi thấy rùa thật rồi thì chả hiểu sao lại sợ. Chắc vì rùa to quá, kích thước có khi ngang với cụ Rùa mà tôi vẫn hay nhìn thấy ở trong đền Ngọc Sơn. Mỗi khi rùa bơi qua, chân tay tôi co quắp lại vì sợ rùa cắn. Nhưng cũng cố chụp mấy bức ảnh làm kỉ niệm vì trải nghiệm ngắm rùa quá đỗi tuyệt vời này.
64256685_10206087508944687_9093827108718772224_o.jpg
IMG_0621.jpg
Ngày thứ 2 chúng tôi về lại Terrenganu lúc 1h chiều và thuê xe đi chơi tiếp Tereenganu. Ở Terenganu, chúng tôi thuê xe trọn gói 4 chỗ với giá 130rm đi khắp mọi nơi cho tới khi trả khách tại sân bay. Tôi khuyên các bạn nên thuê xe vì Grab ở đây vẫn còn khá ít nên chờ xe lâu, mất thời gian và tính ra đắt hơn thuê xe vì các địa điểm xa nhau. Các bạn có thể liên hệ anh lái xe Ariff  ở Terrenganu qua số điện thoại +60 13-984 2233.
IMG_0829
Cả Redang và Terrenganu đều có những vẻ đẹp làm chúng tôi ấn tượng. Điểm đầu tiên chúng tôi ghé thăm tại Terrenganu đó là nhà thờ Crystal. Cũng giống như các nhà thờ đạo hồi khác, ở đây họ sẽ đóng cửa lúc 12h-2h chiều để làm lễ. Dù chỉ đứng ngoài nhìn nhưng chúng tôi cũng thực sự ấn tượng bởi nhà thờ được xây dựng với lối kiến trúc toàn bằng pha lê này. Từ nhà thờ có thể ngắm được cảnh của con sông chảy dọc thành phố. Vì nằm ngay sát sông nên thời tiết ở khu vực này khá mát mẻ.
IMG_0869.jpg
Anh lái xe đưa chúng tôi đến một quán ăn địa phương. Đồ ăn ở đây thì khó ăn do có mùi cà ri, nhưng bù lại chúng tôi được ngắm cảnh biển nên thơ khi ngồi trên xích đu được treo ở 2 cây to đứng chơ vơ giữa khu đất này. Trời xanh, mây trắng, gió hiu hiu thổi, cảm giác ấy không phải khi nào cũng có được.
DCIM101GOPROGOPR5632.JPG
Trên đường đi, chúng tôi cũng ghé thăm Noor Arfa Craft Complex, nơi chuyên bán các loại khăn, váy vóc và áo được làm từ vải Bantik nổi tiếng ở Indo. Ngoài ra, các bạn cũng có thể ghé thăm khu chợ ở Terrenganu, tuy nhiên, ở đây cũng không có gì đặc sắc nên chúng tôi chỉ ghé qua chốc lát cho biết.
IMG_0790.jpg
Điểm tiếp theo mà chúng tôi ghé thăm là nhà thờ nổi. Với những rặng cây cao khu vực quanh nhà thờ, nó làm tôi liên tưởng đến rừng thông ở Đà Lạt. Nhà thờ nổi lúc chiều tà cảnh sắc lãng mạn nên có khá nhiều người đến đây chơi.
IMG_0803
Buổi tối các bạn có thể đi thăm cây cầu đóng mở mới được xây dựng ở Terrenganu. Cây cầu này vào buổi tối được gắn đèn lên màu khá rực rỡ và huyền ảo.
IMG_0922
Từ cây cầu này, các bạn có thể đi bộ ra phố Tàu. Quán Golden Dragon ở phố Tàu là nơi các bạn phải ghé thăm nhé vì hải sản ở đây rất ngon, đặc biệt là tôm chiên. Ngoài ra ở phố Tàu còn rất nhiều hàng ăn vặt khác phù hợp cho thanh niên chúng mình. Ở đây, trong những con hẻm còn được trang trí bởi những bức tranh 3D rất đáng yêu.
IMG_0912.jpg

Chúng tôi chọn chuyến bay về Kuala Lumpur lúc 12h đêm để có thể chơi trọn vẹn 2 ngày. Tổng chi phí chuyến đi khoảng 600rm (khoảng hơn 3 triệu) cho vé máy bay, resort, ăn uống, lặn biển, thuê xe. Hy vọng khi đến với Malaysia, ngoài Kuala Lumpur thì các bạn có thể thêm Terrenganu làm điểm đến mới cho bản thân mình nhé.

IMG_0812

IMG_0902.jpg

Uncategorized

Banda Aceh – điểm đến hấp dẫn nơi địa đầu Indonesia.

Created with RNI Films app. Preset 'Agfa Precisa 100'

Ước mơ của tôi là được dẫn ba mẹ đi chơi 1 chuyến dù ba mẹ đã tự đi qua rất nhiều quốc gia rồi nhưng chưa thực hiện được vì sức khoẻ của ba không cho phép. Vậy nên, chuyến đi đến Banda Aceh lần này, là để bù đắp cho những hôm mẹ vất vả chăm ba ốm, và mẹ cũng sẽ đi luôn phần của ba. Lý do tôi lựa chọn Banda Aceh là điểm đến ư? Bởi Indo trong tôi luôn là đất nước đẹp xinh với bao điều hay ho để khám phá. Banda Aceh chính là vùng đất Đạo Hồi cổ xưa nhất của Indo, đây cũng là nơi ghi dấu nhiều tàn tích của trận sóng thần khủng khiếp xảy ra tại Ấn Độ Dương năm 2004 và cũng là điểm đến với những bãi biển siêu đẹp. Vậy là đoàn chúng tôi lên đường tới Banda Aceh trong cuộc hành trình 4 ngày 3 đêm với 4 mẹ và tôi là thanh niên duy nhất trong đoàn.

Created with RNI Films app. Preset 'Agfa Precisa 100'

Banda Aceh nằm ở phía tây bắc của Indonesia, là thủ phủ và thành phố lớn nhất ở tỉnh Aceh, Indonesia. Trước khi đến đây, tôi có tìm hiểu và được biết rằng tiếng Anh ở đây không phải một ngôn ngữ thông dụng, chính vì vậy, tôi quyết định thuê một hướng dẫn viên bản địa riêng để chúng tôi có thể có một chuyến đi trọn vẹn hơn. Thời điểm thời tiết ổn định nhất để ghé thăm nơi đây chính là tháng 1 đến tháng 7. Tuy nhiên, dù chúng tôi đi vào tháng 10 nhưng không hề có mưa và cảnh vẫn rất đẹp.

IMG_E7862

Để đến được Banda Aceh, chúng tôi phải transit tại Kuala Lumpur vì chưa có chuyến bay thẳng từ Hà Nội sang. Chúng tôi bay Malindo từ Hà Nội tới Kuala Lumpur và lựa chọn hãng hàng không giá rẻ AirAsia để bay từ Kuala Lumpur tới Banda Aceh. Tổng chi phí cho vé máy bay khứ hồi chúng tôi phải trả là khoảng 5 triệu 4.

Created with RNI Films app. Preset 'Agfa Precisa 100'

Từ Kuala Lumpur bay tới Banda Aceh mất khoảng 1 tiếng, sau đó Heri – hướng dẫn viên người địa phương đưa chúng tôi tới bến tàu ra đảo Sabang. Vì đi tàu nhanh nên chỉ mất khoảng 45′ là chúng tôi đã ra tới đảo. Giá vé tàu nhanh khoang Vip là 100.000 Rupee. Tỉ giá quy đổi 100.000 VNĐ được 62.000 Rupiah. Tuy nhiên, từ bến tàu về tới bungalow đoạn đường khá dài, phải đi thêm khoảng 45′ nữa.

Created with RNI Films app. Preset 'Agfa Precisa 100'

Đảo còn khá hoang sơ nên sẽ không có các resort 5 sao để nghỉ dưỡng. Chúng tôi được anh hướng dẫn viên book trước cho 2 phòng đôi nhưng sau đó đổi thành 1 phòng to tại Panorama Bugalow. Phòng chúng tôi hướng biển, khá rộng và 5 người ở thoải mái. Sau khi nhận phòng, chúng tôi nghỉ ngơi để chiều đi lặn đảo.

Created with RNI Films app. Preset 'Agfa Precisa 100'

Có thể nói rằng, khu vực đảo Sabang này chính là một viên ngọc của Indonesia đang chờ khách du lịch tới khám phá. Biển ở đây không bị sóng to, nước rất trong và hầu như nhìn được xuống tận đáy. Cả chiều hôm ấy, chúng tôi cứ ngụp lặn trong làn nước biển để ngắm cá và san hô. Ở đây vẫn chưa được chính phủ quy hoạch cụ thể nên nhiều vùng trên biển vẫn xuất hiện rác do người dân thải ra. Nhưng nhìn chung biển vẫn sạch và trong lắm.

IMG_E7863

Điểm thú vị nhất trong chuyến đi lần này là tất cả chúng tôi được anh lái thuyền chở qua khu vực biển ở ngay trên miệng núi lửa. Vừa đến đây, ai nấy đều ngửi thấy mùi lưu huỳnh đặc trưng, cùng các bọt khí nổi lăn tăn trên mặt nước.

Created with RNI Films app. Preset 'Agfa Precisa 100'

Lúc đầu, chúng tôi cảm thấy khá sợ sệt, nhưng khi nghe anh lái tàu khích lệ rằng người dân trong vùng nói tắm nước lưu huỳnh này sẽ giúp đẹp da, vậy là chúng tôi nhanh chóng nhảy xuống. Núi lửa này vẫn đang hoạt động, chính vì vậy, khi nhìn xuống dưới nước, từng hàng dài các cột khí thi nhau nổi lên, nhìn khá vui mắt. Vừa bơi mà cảm giác vẫn hơi sợ vì dẫu sao núi lửa ngay dưới chân cũng làm tôi cảm giác hơi gai gai người. Trước khi nhảy xuống bơi, anh lái tàu đã dặn phải tháo hết vòng bạc vì nếu kết hợp với lưu huỳnh sẽ làm đen vòng, ấy thế mà tôi vẫn quên, kết quả là vòng tay bị đen xì, và phải ngâm ngay vào nước khoáng sạch để rửa.

IMG_E7866

Ở đảo buổi tối khá buồn vì các hàng quán cách xa nhau, đường đi cũng tối om và nhiều khúc cua. Chúng tôi lựa chọn ăn tại 1 quán gần chỗ ở, không ngờ đó cũng là quán đông khách nhất và chất lượng đồ ăn cũng ổn. Vì Aceh là khu vực thực hiện đạo Hồi nghiêm ngặt nên đồ ăn ở dây đa phần khó ăn, mặn và cay. Quán ăn mà chúng tôi đã trải nghiệm thì đồ được nấu khá dễ ăn cho khách nước ngoài và giá cả thì cũng không quá đắt. Sau khi dùng bữa, chúng tôi quay về Bungalow nghỉ ngơi vì ai nấy đều mệt lử sau khi di chuyển cả một đoạn đường dài.

IMG_0233

Sáng hôm sau, chúng tôi được chủ Bungalow trở đi thăm những địa danh nổi tiếng ở Sabang. Điểm đầu tiên chúng tôi đặt chân đến là cột mốc số 0 của Indonesia. Đây là nơi đánh dấu điểm địa đầu của đất nước vạn đảo này cũng như là một trong những điểm check-in khách du lịch phải đến ghi ghé thăm đảo Sabang. Khu vực này cũng bán khá nhiều đồ lưu niệm, tuy nhiên các bạn nhớ mặc cả nhé.

Created with RNI Films app. Preset 'Agfa Precisa 100'

Điểm dừng chân tiếp theo chính là Gua Sarang. Đây là khu vực hang động của hòn đảo Sabang này. Người dân nơi đây đã sáng tạo lắp thêm những xích đu để khách thăm quan có thể ngồi vãn cảnh.

Created with RNI Films app. Preset 'Agfa Precisa 100'

Từ khu vực này nhìn sang phía bên kia của đảo, khung cảnh quả thực lãng mạn bởi rừng cây đang được tô điểm bởi màu đỏ của lá, ngay dưới là bờ biển nước xanh rì.

Created with RNI Films app. Preset 'Agfa Precisa 100'

Rời Gua Sarang, chúng tôi tiếp tục di chuyển đến khu vực bãi cát trắng nổi tiếng ở đảo Sabang này. Biển ở đây còn khá hoang sơ, vậy nên đoàn chúng tôi thoả sức ngắm nhìn các sinh vật biển lạ.

Created with RNI Films app. Preset 'Agfa Precisa 100'

Các bạn nhớ mang theo giày hoặc dép vì bãi đá có khá nhiều đá con, sẽ gây đau chân nếu đi chân đất. Mẹ tôi khá hào hứng khi thấy rất nhiều hàu trong những hốc đá ở đây, bởi mỗi khi có cơn sóng dạt qua, con hàu sẽ cử động làm màu sắc biến đổi khá vui mắt.

Created with RNI Films app. Preset 'Agfa Precisa 100'

Sau khi ăn trưa ở bãi cát trắng xong, chúng tôi di chuyển đến thác nước. Rất tiếc là do đi với các mẹ đã lớn tuổi nên chúng tôi đã không thể vào tận tới thác nước vì một số lý do liên quan tới sức khoẻ. Nhưng cảm nhận trên đường đi vào thác thì nước ở đây khá trong và mát dù ở hạ nguồn.

Created with RNI Films app. Preset 'Agfa Precisa 100'

Chiều hôm ấy, tàu đón chúng tôi đi tham quan tiếp đảo Rubiah, hòn đảo mệnh danh là thiên đường ở Sabang với rất nhiều cá đẹp. Tuy vậy, nơi đây cũng ẩn chứa nhiều sinh vật biển nguy hiểm chả kém. Bờ biển ở đây cực kì nhiều con cầu gai (nhím biển) ẩn nấp trong các khe đá. Khi cả đoàn đang bơi thì 1 cô hét lên, tôi vội vàng quay lại kéo cô ấy lên bờ với 2 chân hầu như không thể di chuyển cùng với cảm giác đau buốt. Lúc đó chưa định hình được cô ấy bị gì, khi lên bờ vạch chân ra xem thì thấy bàn chân bị gai của con cầu gai đâm rất nhiều vào.

Created with RNI Films app. Preset 'Agfa Precisa 100'

Hoá ra trong lúc đi trên mặt cát dưới biển, cả 2 chân của cô ấy đã dẫm phải con cầu gai. Vội vàng hỏi anh lái tàu làm cách nào để hạ đau, anh kêu nhờ ai đó tiểu tiện vào chỗ đau ấy hoặc dùng dấm. Trong lúc chờ anh kia chạy đi lấy dấm thì 2 bác trong đoàn vội vàng tiểu tiện lên chân để làm dịu cơn đau.

Created with RNI Films app. Preset 'Agfa Precisa 100'

Nhưng phải công nhận, mẹo này hiệu quả vì cơn nhức dịu đi khá nhiều. Tuy nhiên, anh lái tàu bảo không nên nhổ gai ra mà hàng ngày bôi dấm để gai đó tự tiêu dần. Đúng là một kỉ niệm nhớ đời ở đảo Sabang!

Created with RNI Films app. Preset 'Agfa Precisa 100'

Ngày hôm sau, chúng tôi trả phòng khách sạn, đi tàu về lại thành phố để thăm quan Aceh. Vào năm 2004, Aceh là nơi hứng chịu thảm hoạ sóng thần mạnh nhất trong số 9-10 quốc gia bị ảnh hưởng. Chúng tôi đã được ghé thăm bảo tàng sóng thần nơi lưu giữ rất nhiều ảnh và video của các nạn nhân khi sóng thần ập đến. Đến giờ ở Aceh, người ta vẫn lưu giữ con tàu nặng hơn 2700 tấn bị sóng thần đánh dạt từ cảng vào tới đất liền với khoảng cách khoảng 5km theo như lời anh lái xe kể. Họ đã giữ nguyên vị trí con tàu như thế này và biến nó thành bảo tàng để du khách có thể thăm quan và hồi tưởng lại thảm hoạ lịch sử ấy.

Created with RNI Films app. Preset 'Agfa Precisa 100'

Không có bất kì môt thông báo nào từ trạm quan sát hay từ chính phủ về dấu hiệu của trận sóng thần. Xem clip ghi lại, có người đứng ở trên bờ biển, thấy sóng thần đến biết mình không thể chạy kịp nên đứng nhìn sóng thần rồi bị nhấn chìm trong dòng nước dữ dội ấy. Cột nước sóng thần cao đến 20m, đủ để nhấn chìm cả 1 thành phố Aceh. Con số người chết kỉ lục, phải chăng vì luôn sợ hãi sóng thần có thể trở lại bất cứ lúc nào nên ở Aceh, người ta chỉ xây nhà rất thấp. Người dân dù dễ thương nhưng vẫn mang đâu đó phảng phất nét buồn khi mất đi người thân sau trận sóng thần kinh hoàng xảy ra cách đây 15 năm về trước. Đối với người dân ở Aceh, 7h55′ ngày 26 tháng 12 năm 2004 là khoảnh khắc mãi mãi không thể nào quên. 

Created with RNI Films app. Preset 'Agfa Precisa 100'

Rời bảo tàng, chúng tôi đến với thánh đường Baiturahman- Grand Masjid Baiturahman. Khi cơn sóng thần xảy ra, thánh đường này là nơi duy nhất còn nguyên vẹn và cũng là chỗ trú chân, cứu được rất nhiều sinh mạng. Nằm giữa 4 bề đổ nát, việc thánh đường không hề bị tổn hại càng củng cố đức tin của người dân nơi đây vào thánh Allah của Đạo Hồi. Nhà thờ này to nhất ở Aceh, bước vào như cung điện với một màu trắng toát. Ở đây vào cửa miễn phí nhưng các bạn sẽ phải mặc trang phục như người Đạo Hồi. Từ 12h-14h là giờ làm lễ nên nhà thờ đóng cửa. Tôi đã từng đi thăm quan khá nhiều nhà thờ ở cả Malay và Indo, nhưng quả thật, thánh đường Baiturahman vẫn làm tôi khá ấn tượng bởi vẻ đẹp nguy nga của nó. 

Created with RNI Films app. Preset 'Agfa Precisa 100'

Sau đó, cả đoàn có vòng qua khu chợ trung tâm ở Banda Aceh để mua một số đồ lưu niệm. Có khá nhiều món quà đặc trưng của Indo được bán ở đây. Tuy nhiên, đa phần người bán hàng không thể nói tiếng Anh nên chúng tôi phải nhờ đến sự trợ giúp của anh lái xe. Một trong những món quà bạn có thể mua về làm kỉ niệm là áo Bantik của Indo. Sau khi mua xong mọi thứ, chúng tôi lên đường thằng tiến đến sân bay để về lại Malay.

Created with RNI Films app. Preset 'Agfa Precisa 100'

Không phải là nơi phồn hoa như Jakarta, cũng không đông đúc như Bali hay bụi bặm như Bromo, Banda Aceh mang trong mình một vẻ đẹp bình yên rất riêng. Nếu có dịp, hãy ghé thăm nơi đây để thấy vẻ đẹp của Aceh đã được vực dậy như thế nào sau cơn sóng thần năm ấy nhé.

Created with RNI Films app. Preset 'Agfa Precisa 100'

 

 

 

 

 

Uncategorized

Mùa cỏ lau ở Bình Liêu

Bình Liêu là một huyện miền núi phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội khoảng 280km. Trước khi đến với Bình Liêu, tôi chẳng có một ý niệm nào về nơi này. Chỉ khi được hội bạn thân rủ rê, tôi mới bắt đầu tra cứu thông tin về điểm đến nghe lạ hoắc này.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Vì không phải là những “tay lái cứng” nên chúng tôi quyết định thuê ô tô riêng để đi đến Bình Liêu. Di chuyển bằng ô tô đã giúp chúng tôi đỡ mệt hơn trong suốt hành trình và cũng an toàn hơn nữa. Chúng tôi xuất phát từ Hà Nội lúc 5h sáng, nghỉ ở Hạ Long khoảng 30 phút và đến Bình Liêu lúc 10h.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Tại thị trấn Bình Liêu, Bình Sơn được đánh giá là khách sạn to và tiện nghi nhất ở đây. Tuy nhiên khi chúng tôi đặt phòng thì ở đây đã không còn bất cứ phòng trống nào. Chính vì vậy chúng tôi phải đặt phòng bên nhà nghỉ Hoà Yến. Phòng ở đây cũng khá rộng rãi và sạch sẽ, nằm ngay trung tâm nên dễ dàng di chuyển. Giá phòng ở đây khoảng 350k/đêm/3người .

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Nghỉ ngơi tại nhà nghỉ một lát, đầu giờ chiều chúng tôi bắt đầu ghé thăm vườn hoa sở. Hoa sở nở mạnh nhất vào tháng 12, có lẽ vì vậy nên lần này tới đây, chúng tôi chỉ thấy 1 vài bông hoa sở trong vườn. Người dân ở đây thu hoạch quả sở, ép hạt để chế biến thành dầu sở dùng trong nấu nướng. Theo như người dân địa phương ở đây nói thì dầu sở rất tốt cho sức khoẻ.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Địa điểm tiếp theo chúng tôi tới chính là cửa khẩu Hoành Mô. Sau khi nói chuyện với anh lính canh gác ở đây thì chúng tôi mới được biết rằng cửa khẩu này vẫn chưa cho xuất nhập cảnh sang Trung Quốc. Tuy nhiên các anh lính vẫn làm việc miệt mài 24/7 không hề rời bỏ vị trí.

DCIM100GOPROGOPR7355.JPG

Điểm tiếp theo chúng tôi chọn ghé thăm là thác Khe Vằn. Trên đường đến thác, chúng tôi không thể nào rời mắt khỏi những thửa ruộng bậc thang của người dân nơi đây. Thời điểm chúng tôi đi là vào đầu tháng 11, đúng mùa lúa chín nên chúng tôi đã được hưởng trọn vẹn cái màu vàng ắp của lúa chín trên những thửa ruộng bậc thang. Cảm giác thật sự rất phê khi được đứng trong đám ruộng ấy phóng tầm mắt ra xa.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Lên xe tiếp tục hành trình đến thác Khe Vằn, vì anh lái xe cũng lần đầu tới đây nên chúng tôi đã bị đi lạc. Cũng may sau đó nhờ hỏi đường người dân nên chúng tôi đến được với thác Khe Vằn. Từ chỗ dừng xe, các bạn sẽ phải đi bộ khoảng 500m để vào được tới thác. Thác Khe Vằn vẫn còn khá hoang sơ, bạn sẽ phải vượt qua những tảng đá nằm chễm chệ trên đường để có thể vào tận nơi thác nước đổ. Nước từ thác đổ ra rất trong và mát, tạo cảm giác thư thái cho chúng tôi sau quãng đường dài lên tới đây. Thác Khe Vằn không quá cao như những thác tôi từng ghé thăm trước đây. Chúng tôi rời thác khi trời đã ngả về chiều, nếu ra muộn có lẽ trời sẽ tối om không thấy đường đi mất.

DCIM100GOPROGOPR7401.JPG

Buổi tối ở Bình Liêu khá buồn, hầu như không có hoạt động gì nên chúng tôi nghỉ ngơi sớm sau khi ăn tối để có sức chinh phục cột mốc 1305 vào ngày hôm sau. Đến với Bình Liêu, các bạn đừng bỏ qua món cá suối nướng, gà bản hay lẩu cá tầm nhé.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Buổi thứ hai, chúng tôi dậy từ 5h sáng để kịp leo núi. Xe chúng tôi vượt qua những đoạn đường đèo ngoằn nghèo để đến với điểm leo cột mốc. Khu này có duy nhất 1 nhà hàng ăn nên các bạn nhớ đặt trước đề phòng khi xuống hết đồ mà lại phải chờ lâu. Chúng tôi hỏi sơ qua người dân ở đây thì được biết rằng để trèo lên tới đỉnh phải mất tới 2h đồng hồ. Khi nhìn bản đồ ghi từ điểm xuất phát lên tới đỉnh hết 1.8km, tôi vẫn còn hí hửng là độ dài không quá xa, nhưng khi leo rồi mới biết 1.8km đường bằng và 1.8km leo núi nó khác nhau hoàn toàn. Quả thực gọi đây là sống lưng khủng long không hề sai vì chỉ có một con đường cứ thẳng tắp tới đỉnh, xung quanh là chập chùng những núi non và vực.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Các bạn đừng quên mang theo nước vì khi trèo sẽ cảm thấy rất khát nước. Hiện nay, đường trèo lên cột mốc đã được xây dựng thành bậc thang, dễ dàng hơn hồi xưa rất nhiều, tuy nhiên đối với chúng tôi đó vẫn là một thử thách to lớn. Có những đoạn đường tôi tưởng tôi đã phải bỏ cuộc, nhưng với sự tò mò về nơi cột mốc, tôi ráng leo từng chút một. Càng lên cao, cảnh sắc càng trở nên khác biệt. Đứng từ trên cao nhìn xuống, sẽ chẳng  có gì ngoa khi nói đường lên cột mốc 1305 như là một Vạn Lý Trường Thành thu nhỏ phiên bản Việt Nam. Thật may mắn vì trời hôm đó có nắng nên bầu trời trở nên xanh biếc. Cỏ lau trên đường đi đã đẹp rồi, nhưng chẳng xá gì so với cả một thung lũng lau khi lên đến cột mốc. Thung lũng lau ấy chính là phần thưởng cho những con người kiên trì leo đến đích.

DCIM100GOPROGOPR7633.JPG

Lên đến cột mốc đã là sự cố gắng, thì khi xuống còn phải cố hơn rất nhiều lần vì cảm giác chùn chân. Lúc ấy, tôi không thể xuống thẳng như khi đi cầu thang bình thường mà phải đi ngang người để giảm bớt lực vào đầu gối. Cảm giác từng bậc cầu thang lúc bấy giờ đều trở nên rất nặng nề. Chân tôi gần như mất cảm giác khi xuống tới điểm xuất phát. Nhưng khi xem lại ảnh, thì những trải nghiệm ở cột mốc khi ấy thật tuyệt. Tuyệt vời hơn cả là tôi đã vượt qua bản thân mình để không bỏ cuộc ở những chặng leo cuối.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Bình Liêu là điểm đến phù hợp cho giới trẻ vì chỉ cần 2 ngày cuối tuần là chúng ta đã có thể ghé thăm một cách dễ dàng với chi phí cũng khá hợp lý. Chi phí cho toàn bộ chuyến đi của chúng tôi là khoảng 1.600.000vnđ/người/2n1d cho nhóm 6 người trong đó 5 triệu là tiền thuê xe, 700k cho nhà nghỉ và phần còn lại cho ăn uống.

Hãy đến với Bình Liêu để chinh phục cột mốc 1305 với những trải nghiệm khó quên nhé!

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Uncategorized

Kuantan – nơi ai cũng có thể ghé thăm

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Chúng tôi không hề có dự định ghé thăm Kuantan từ ban đầu. Bỗng một hôm rảnh rang lên xem các hành trình khuyến mãi của AirAsia thì thấy vé khứ hồi từ Kuala Lumpur đến Kuantan có khoảng 200k, vậy là dù chẳng biết Kuantan ở đâu, Kuantan như thế nào, chúng tôi vẫn quyết định đặt vé trước đã, tìm hiểu về Kuantan sau. Đúng là “Không quan trọng đi đâu, quan trọng là đi với ai”.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Kuantan là thành phố lớn nhất ở bờ đông bán đảo Malay. Chúng tôi bay chuyến khá sớm lúc 7h, từ Kuala Lumpur, các bạn chỉ bay khoảng 1 tiếng là có thể tới Kuantan. Chúng tôi đặt phòng tại khách sạn Signauture Hotel. Khách sạn này nằm ở trung tâm nên rất thuận tiện cho việc di chuyển. Giá phòng ở đây cũng khá rẻ, chỉ khoảng 300k/đêm. Phòng sạch sẽ dù hơi nhỏ. Chúng tôi đến khách sạn lúc 10h sáng, và theo quy định phải 2h chiều mới được nhận phòng, nên chúng tôi quyết định để hành lý ở khách sạn để đi chơi và chiều vòng về nhận phòng sau.

Đường phố ở Kuantan.JPG

Điểm đầu tiên chúng tôi ghé thăm là nhà thờ Sultan Ahmad Shad. Sau khi hỏi người dân thì biết được rằng đi bộ từ khách sạn đến nhà thờ khá gần nên chúng tôi đã đi bộ thay vì gọi Grab. Nhà thờ mở cửa khá muộn vì còn phải quét dọn nên phải tầm 12h mới có thể vào. Trong lúc chờ đợi vào thăm nhà thờ, chúng tôi đi loanh quanh qua cây cầu dọc bờ sông ở Kuantan. Có lẽ buổi tối ở đây sẽ đẹp hơn vì người ta treo rất nhiều hàng đèn lồng lên trên cầu để trang trí.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa RSX II'

Cũng như bất cứ nhà thờ Đạo Hồi nào khác, khi vào Sultan Ahmad Shad, các bạn đều phải đăng ký lấy áo khoác trùm trước khi tiến vào bên trong. Nhà thờ này khá rộng nhưng cũng vắng vẻ, bên trong được trang trí khá tinh xảo. Chúng tôi có cảm giác lọt thỏm khi bước vào nhà thờ với thiết kế mái vòm này. Chỗ gian phụ ngoài trời, có những em nhỏ đến đây có vẻ như để học lễ giáo của Đạo. Các em nhỏ rất có ý thức, ba lô được xếp thành những hàng ngay ngắn phía trước cửa.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Vì ở Kuantan thời tiết nóng quanh năm, nên trưa hôm đó chúng tôi tìm một nhà hàng có điều hoà để ăn uống rồi chờ khi bớt nắng đi ra biển Teluk Cembadak. Bãi biển này nước khá xanh cùng với những tảng đá đen khổng lồ, bên hông là khu rừng rậm làm chúng tôi cảm thấy ở đây khá kì bí. Bãi biển này có cây cầu bắt ngang theo triền núi phía rừng rậm, chúng tôi cũng tò mò lên xem sao. Ai ngờ cây cầu này có thể được ví ngang với “Hoa quả sơn” bởi có quá nhiều khỉ. Chỉ cần bạn cầm một gói đồ ăn nhỏ thôi, lũ khỉ cũng có thể đánh hơi thấy và lũ lượt chạy theo bạn.

biển Teluk Cembadak.JPG

Điểm đến tiếp theo của chúng tôi là Pantai Batu Hitam. Bãi biển này không có gì quá đặc sắc nhưng được đi bộ dọc những phiến đá dài và bãi cát trắng ở khu vực này giúp chúng tôi phần nào xả xì trét. Cũng lâu lắm rồi chưa ra biển, nên chỉ cần hít hà cái gió biển thôi cũng đủ khiến chúng tôi trở nên vui vẻ. Ở đây có những gốc cây lâu đời to đến mức chúng tôi thấy mình thật nhỏ bé dưới những nhánh cây mọc chỉa ra khắp nơi

Pantai Batu Hitam.JPG

Tối hôm ấy, nhẽ ra chúng tôi phải đi ăn Satay vì ở Kuantan này có quán Satay Zul rất nổi tiếng. Satay là thịt xiên chấm với nước sốt theo kiểu Malaysia. Đặc biệt quán chỉ mở vào buổi tối và phải xếp hàng khá lâu mới vào được. Vì chủ quan nghĩ rằng trưa hôm sau có thể ăn mà chúng tôi đã hụt mất cơ hội được thưởng thức hương vị Satay nơi đây. Thay vào đó, tối hôm ấy chúng tôi ăn hải sản ở quán Paksu Seafood. Phải nói rằng hải sản ở quán này ngon xuất sắc với mức giá không quá đắt. Chúng tôi gọi nào cua, nào cá, nào tôm, nào mực khiến anh phục vụ mắt tròn mắt dẹt không hiểu lũ này có ăn hết không mà  gọi nhiều vậy. Ấy thế mà cuối cùng đồ ăn cũng sạch bách. Quán hải sản này mở cả buổi trưa nhé các bạn. Ăn xong cũng chẳng còn chỗ nào chơi nên chúng tôi quay về khách sạn nghỉ ngơi sớm

Hải sản.JPG

Hôm sau, chúng tôi trả phòng ở khách sạn và rủ nhau đi ăn chè ở quán Cendol Air Putih theo lời gợi ý của ông bạn. Chúng tôi đến hơi sớm nên chầu chực mãi quán mới mở cửa. Nhưng đúng như review, chè ở đây rất rẻ và không bị ngọt gắt như ở những quán khác. Vị còn rất thanh.

Ăn chè air cendol putih.JPG

Ăn xong chè, chúng tôi tiếp tục đi tới thác nước Sungai Padan. Các bạn lưu ý là từ khu trung tâm Kuantan lên thác nước này khá xa, khoảng 30km. Lên thác là đường rừng khá hoang sơ và không hề có sóng điện thoại nên sẽ không thể gọi được grab để về. May thay anh Grab chở chúng tôi lên và nhiệt tình ngồi chờ để chở chúng tôi xuống ra sân bay luôn. Thác nước này khá đẹp, đẹp nhất trong những điểm chúng tôi tham quan ở Kuantan, nước trong và nhiều cá. Tiếc là sau đó chúng tôi phải ra sân bay, nếu không cũng đã thay quần áo để tắm ở đây rồi vì nước mát và chảy mạnh.

thác nước Sungai Padan-2.JPG

Kuantan thực sự không quá ấn tượng như nhiều bãi biển nổi tiếng khác ở Malay, nhưng là một điểm các bạn có thể ghé thăm nhanh chóng trong 1-2 ngày, phù hợp cho những bạn đang phân vân không biết đi đâu vào dịp cuối tuần. Chi phí ăn uống khách sạn ở Kuantan cũng rất rẻ nên đừng “lười biếng” ở nhà vào dịp cuối tuần, hãy xách balo lên và đến thăm Kuantan thôi nào!

Nhà thờ Sultan Ahmad Shah.JPG

 

 

 

Uncategorized

Pangkor – hòn ngọc lạ của Malaysia

Đang loay hoay với một loạt nơi định ghé thăm mà dường như không khả thi vì khoảng cách địa lý như Perhentian hay Nepal với mục đích chia tay đồng đội về nước, Pangkor bỗng xuất hiện như một điểm đến cứu cánh khi tôi tình cờ tìm kiếm trên Google với cụm từ “những hòn đảo đẹp ở Malay”. Nghiên cứu sơ qua thì Pangkor là nơi khá lý tưởng so với những tiêu chí chúng tôi đề ra, chỉ mất khoảng 5 tiếng bus từ Kuala Lumpur, mà trông cũng đẹp.

RNI-Films-IMG-7B541AC8-B239-46F4-8CDF-02A62F5419D4.JPG

Đọc thông tin thì cũng thấy còn khá ít khách nước ngoài biết về hòn đảo này, đa số là người Malay hay đến đây, tôi càng thấy phấn khích. Để tránh bị “bùng kèo”, chúng tôi “chốt” đi Pangkor một cách nhanh chóng. Vậy là hành trình 2 ngày 1 đêm của chúng tôi tại đảo Pangkor bắt đầu.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Chúng tôi đi xe bus từ trạm TBS ở Kuala Lumpur tới bến phà Lumut với giá khoảng 55RM/người/khứ hồi (330k tiền Việt Nam). Từ bến phà Lumut, các bạn sẽ phải mua vé phà khứ hồi với giá là 14RM/người và không bị cố định giờ đi/giờ về. Từ Lumut, chúng tôi phải ngồi thêm 45 phút lênh đênh trên phà để đến được với đảo Pangkor. Ngồi trên phà, Pangkor dần hiện lên bằng cái màu xanh ngắt của biển, của trời.

Bến phà.JPG

Xuống phà, chúng tôi toan định thuê taxi về khách sạn, nhưng sau một hồi suy nghĩ, chúng tôi quyết định thuê luôn xe máy từ bến phà, về căn hộ đã thuê để đồ rồi đi chơi luôn. Ngay tại bến phà có rất nhiều xe máy cho thuê. Giá cho thuê xe máy ở đây chúng tôi mặc cả xuống còn 30RM/xe/2 ngày (khoảng 180k). Ở đây xe khi cho thuê không bị rút cạn xăng như ở những nơi du lịch khác, nhưng lúc đầu vì không biết chúng tôi đi đổ thêm. Cả 2 xe đổ đầy bình mà hết có 4RM (khoảng 23k). Lúc nghe giá xong ai cũng giật mình vì ở đây xăng rẻ quá.

Vừa đi vừa hỏi đường, cuối cùng chúng tôi đã đến được căn hộ Monster LOT 10 Pangkor mà chúng tôi đặt qua Agoda. Đây là một căn chung cư mini nhưng trông cũng khá rộng rãi và sạch sẽ với giá khoảng 800k/đêm. Chưa kể ở đây chủ nhà còn có khá đầy đủ trang thiết bị như máy sấy, bàn là, đệm dự phòng, chăn ga gối dự phòng. Chúng tôi cả 4 đứa chui vào 1 phòng mà vẫn thấy rộng và thoải mái.

Cảnh biển ở Pangkor.JPG

Sau khi nhận phòng xong, chúng tôi lên xe máy, bắt đầu hành trình khám phá đảo Pangkor. Nơi đầu tiên chúng tôi ghé thăm là nhà thờ nổi Terapong Pulau Pangkor. Nhà thờ này hiện lên nổi bật giữa một vùng biển lớn. Với lối kiến trúc đậm chất Hồi giáo với tông màu chủ đạo trắng xanh, nhà thờ này gợi cho tôi nghĩ đến nhà thờ Xanh ở Kuala Lumpur. Tuy nhìn qua có vẻ giống nhau, nhưng khi quan sát chi tiết thì lại nhận thấy rằng, mỗi nhà thờ có một lối bài trí khác nhau. Trên tường là những dòng chữ Ả Rập liên quan đến Kinh Thánh. Nhà thờ mang một vẻ tôn nghiêm và tĩnh lặng.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa RSX II'

Khi vào đây, những tình nguyện viên lớn tuổi trông coi nhà thờ sẽ hướng dẫn con gái như chúng tôi mặc áo và trùm khăn y hệt như những người phụ nữ Đạo Hồi. Vì đã ghé thăm khá nhiều nhà thờ Hồi giáo trước đây nên tôi không lạ lẫm lắm.

nhà thờ nổi-3.JPG

Rời nhà thờ nổi, chúng tôi tiếp tục dừng chân tại pháo đài Hà Lan cổ xưa. Khu vực này thực tế chỉ là một khoảng đất nhỏ, quây lại bức tưởng cổ cùng với ụ pháo. Nơi này được người Hà Lan xây dựng năm 1670 để bảo vệ kho thiếc khỏi cướp biển do người dân Pangkor thời xưa chủ yếu làm nghề thiếc. Năm 1690, pháo đài này bị phá huỷ bởi một lượng người Malay bất mãn với người Hà Lan. Kể từ năm 1748, pháo đài chính thức bị bỏ hoang. Ở gần pháo đài có hòn đá thiêng cũng liên quan đến câu chuyện người Hà Lan, nhưng vì không có gì đặc sắc nên chúng tôi quyết định bỏ qua.

Pháo đài.JPG

Điểm tiếp theo là nhà thờ Kampung. Nhà thờ này chúng tôi ghé thăm do tình cờ bắt gặp trên đường đi. Kiến trúc nhà thờ không đẹp bằng nhà thờ nổi nhưng khoảng sân phía sau nhà thờ trông thoáng đãng, điểm thêm màu của cỏ, của hoa nên cũng khá hấp dẫn khi chiều tà.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa RSX II'

Đang chuẩn bị lấy xe đi tiếp thì chúng tôi bắt gặp một lối nhỏ hướng ra biển đối diện nhà thờ Kampung.. Vì tò mò nên chúng tôi đi vào xem có gì hay không. Càng đi sâu vào trong, cây cầu gỗ lại hiện ra với dáng vẻ đơn sơ nhưng cũng đầy thú vị, đặc biệt là khi mặt trời lặn. Chúng tôi đã có kha khá kiểu ảnh tại cây cầu này. Đây không phải là điểm ghé thăm cho khách du lịch, càng chẳng phải nơi mang vẻ đẹp xa hoa gì, cây cầu gỗ được dựng lên chỉ để cho những người thợ đi lại, nhưng không ngờ chính vẻ đẹp đơn sơ của nó lại hấp dẫn chúng tôi đến thế. Những ngôi nhà nổi được dựng trên biển ở hai phía bên cầu làm chúng tôi tưởng mình đang đi lạc vào làng chài nào đó. Chính vẻ đẹp này mới thực sự làm chúng tôi cảm thấy mình đang đi biển.

Cầu gỗ.JPG

Chúng tôi đi tiếp đến đền thờ Sri Pathira Kaliamman dành cho đạo Hindu. Ngôi đền này hết sức màu mè với đủ thứ ánh sáng lung linh.

Nhà thờ hindu-2.JPG

Ở đây, chúng tôi được xem đập dừa để cầu nguyện của những người theo đạo này. Đúng như những gì tôi được biết, đạo Hindu gắn liền với màu sắc.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Ngay cả cách trang điểm của những thầy tu ở đây cũng rất đa dạng màu với đủ thứ vòng đeo trên người.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Sau khi ghé thăm đền thờ Sri Pathira Kaliamman, trời đã nhá nhem tối, chúng tôi quyết định vòng về một nhà hàng gần khu căn hộ chúng tôi ở để ăn tối. Cứ nghĩ sẽ có bữa tối hải sản thịnh soạn ở đây, nhưng hoá ra nó chỉ là một nhà hàng ăn uống bình dân. Cũng có tôm, mực nhưng là đi kèm với cơm chứ không phải nấu theo kiểu nhậu mà chúng tôi đang hy vọng. Dù sao bữa tối này cũng quá rẻ so với những gì chúng tôi nghĩ. Trung bình mỗi suất chỉ khoảng 5-6RM (tầm 28-35k).

nhà thờ nổi-5.JPG

Ăn tối xong, chúng tôi quay lại căn hộ để nghỉ ngơi cho hành trình đi chơi ngày hôm sau. Tôi liên hệ với chủ nhà và được cho số liên lạc của chú Sheng chủ tàu. Giá thuê nguyên một cano không giới hạn thời gian đi trong vòng 1 ngày là 250RM (khoảng 1 triệu 4). Điều hạn chế ở đây là chú không nói được tiếng Anh, may thay trong đoàn tôi có một bạn có biết sơ qua tiếng Trung nên đã giúp tôi liên lạc với chú. Vây là chúng tôi thuê cano riêng để ra đảo chơi.

Biển pangkor.JPG

Đúng 7h sáng hôm sau,chúng tôi đi bộ ra ven biển nơi chú Sheng đã hẹn. Chú đưa chúng tôi đi tham quan các hòn đảo khi trời vẫn còn chưa sáng hẳn. Ngồi ở phía mũi cano, ngắm mặt trời mọc và từng đợt gió biển thổi qua tóc, cảm giác siêu đã.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa RSX II'

Chú Sheng rất nhiệt tình đưa chúng tôi đi xem cá, thậm chí chú còn không ngại lặn xuống bắt sao biển và con gì đó rất giống đỉa biển cho chúng tôi xem.

RNI-Films-IMG-40A2E471-2326-4877-BA22-40B97815C350.JPG

Nước biển Pangkor rất trong, nhiều cá. Chú Sheng đã chuẩn bị sẵn bánh mỳ, chỉ cần ném một miếng nhỏ xuống nước là cả một đàn cá vây lại đớp miếng mồi. Sau khi xem cá xong, chú đưa chúng tôi đến bãi tắm cát trắng. Khu ấy chẳng có ai ngoài chúng tôi cùng lũ khỉ đang kéo đến khi đánh hơi thấy mùi đồ ăn mà chúng tôi mang theo.

Khỉ trên đảo.JPG

Chúng tôi tha hồ nghịch nước trong khi chú Sheng lụi hụi lau tầu. Chơi một lúc thấm mệt, chúng tôi nói chú cho quay về căn hộ để tắm rửa và trả phòng. Chú Sheng cũng không quên gợi ý quán hải sản ngon bổ rẻ ở đảo Pangkor cho chúng tôi.

Đảo pangkor-2.JPG

Người dân ở đảo Pangkor khá hiền lành, và khi đến đây, bạn sẽ cảm thấy rất an toàn nữa. Có lẽ vì hòn đảo này quá bé nên hầu như người dân quanh đảo đều biết nhau hết. Chúng tôi tha hồ để xe máy ở ngoài đường mà không lo sợ mất cắp.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa RSX II'

Ăn xong bữa trưa, chúng tôi đi thăm quan tiếp chùa Fu Lin Kong. Không quá khó để tìm được đường đến với chùa bởi từ đầu ngõ, cả một con đường được lát gạch đỏ, nên các bạn chỉ cần đi theo là sẽ đến.

Chùa Fu Lin Kong.JPG

Kiến trúc chùa Fu Lin Kong khá rộng và đẹp, được xây thành 3 địa điểm chính nằm dọc theo ngọn núi. Đứng từ trên chỗ cao nhất của chùa, có thể nhìn thấy cảnh nhà dân ở Pangkor phía dưới. Kiến trúc chùa đậm chất Trung Quốc với những đèn lồng được treo ở khắp mọi nơi, và cả những căn nhà nghỉ xây dựng theo phong cách Trung Quốc thời xưa.

Chùa fu lin kong-2.JPG

Sau khi ghé thăm chùa Fu Lin Kong cũng là lúc chúng tôi phải chở lại bến phà để đi về Kuala Lumpur. Có thể nói hai ngày 1 đêm không quá dài nhưng chúng tôi đã có những trải nghiệm đáng nhớ tại đảo Pangkor. Đây thực sự là một điểm đến lý tưởng cho các bạn trẻ vào hai ngày nghỉ cuối tuần, không quá đắt đỏ mà lại rất bình yên. Nếu có dịp, hãy ghé thăm Pangkor và có thật nhiều trải nghiệm từ hòn đảo này nhé!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cảnh biển ở Pangkor.JPG

Bến phà.JPG

Pháo đài.JPG

Uncategorized

Hồ Toba – thiên đường bị quên lãng

Mỗi khi nhắc đến Indoneisa, mọi người thường hay nghĩ đến đảo Bali hay Yogakarta hoặc Bromo. Có một “thiên đường” cực mới ở Indo mà khá ít người Việt biết đến, đó là Lake Toba. Tôi biết đến hồ Toba khá ngẫu nhiên khi trên ứng dụng của hãng hàng không AirAsia hiện lên sân bay Lake Toba – Silangit. Lúc ấy trong tôi chỉ thắc mắc “hồ gì mà lại phải mở hẳn một cái sân bay để đón du khách vậy nhỉ?” Thế là tôi kì cạch tìm thông tin trên mạng về địa điểm này. Đúng lúc AirAsia cũng tung ra vé rẻ khoảng 700k khứ hồi cho chặng bay Kuala Lumpur – Lake Toba nên tôi quyết định đặt vé để ghé thăm điểm đến hết sức mới mẻ này. Lake Toba là một hồ nước với diện tích siêu lớn được hình thành từ vụ phun trào núi lửa cách đây 30.000-75.000 năm. Với mục tiêu biến Lake Toba trở thành một điểm du lịch hấp dẫn với du khách, Indonesia vừa mở cửa sân bay Silangit để du khách có thể dễ dàng đến với Lake Toba hơn thay vì phải đi từ sân bay Medan như ngày xưa. Hiện nay, người dân ở đây cũng đã bắt đầu mở những tuyến xe đưa khách du lịch từ sân bay Silangit đến Lake Toba nên việc di chuyển đã thuận lợi hơn rất nhiều. 

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'
Sân bay Silangit

Chuyến bay của chúng tôi hạ cánh lúc 1h chiều (giờ Indo). Trước khi đi tôi có tìm hiểu thì thông tin còn rất sơ sài về hồ Toba. Và mọi thông tin đều nói rằng chưa có bus đi từ sân bay Silangit đến hồ Toba . Chúng tôi đã dự tính đến phương án “đắt” nhất là đi taxi nhưng may thay sau khi hạ cánh, đi lung tung ở trong sân bay thì đã tìm được xe bus đến Pangururan và từ Pangururan chuyển bus đến hồ Toba. Tuyến xe bus này mới được đưa vào hoạt động nên khung giờ còn bị giới hạn, nhưng điểm cộng là các anh chị nhân viên vô cùng nhiệt tình. Vé xe cho mỗi người là 60.000 Rp (khoảng 90k). Xe bus 16 chỗ này chạy khoảng 3 tiếng, xe đưa chúng tôi đến Pangururan, dọc đường có được nghỉ khoảng 15′.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa RSX II'
Nhân viên xe bus tại sân bay Silangit

Tại Pangururan, chúng tôi bắt một chiếc bus kiểu địa phương. Sở dĩ tôi gọi là kiểu địa phương vì xe bus này siêu cũ, nhỏ và không có điều hoà. Chắc vì tại trên núi, khí hậu lạnh se se nên người ta không thiết kế xe bus có điều hoà chăng! Chúng tôi phải trả 20.000 Rp (khoảng 30k) cho chiếc xe bus này. Đoạn đường đến Lake Toba quả thật gian nan. Tôi dù là đứa có thể lực tốt vậy mà lúc xe lượn đường núi, tôi nhắm mắt ngủ mà vẫn cảm giác nôn nao đến rợn người. Xe thả chúng tôi ở đầu làng Tuk Tuk. Lúc đầu hỏi mấy anh lái xe thì các anh ấy vẫn khẳng định thả ngay tại khách sạn, lúc sau xuống xe hỏi người dân mới biết từ đầu làng đi vào đến khách sạn tận 3km nữa. Thế là chúng tôi thuê xe ôm với giá 20.000 Rp/xe để chở vào khách sạn.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'
Kiến trúc nhà mái thuyền đặc trưng ở hồ Toba

Sau khi đọc một loạt review, chúng tôi quyết định đặt Romlan là nơi ở của mình trong suốt những ngày rong ruổi ở hồ Toba. Lý do duy nhất chỉ vì khách sạn này có Wifi dùng được trong phòng. Đảo vẫn còn khá ít khách du lịch nên thường những khách sạn khác chỉ dùng được Wifi tại sảnh lễ tân. Giá của khách sạn này rơi vào khoảng 250k/phòng/đêm. Romlan khá sạch sẽ, đồ ăn siêu ngon và nhân viên cũng rất nhiệt tình. Điểm cộng nữa là khách sạn có cảnh đẹp, hướng thẳng ra hồ với một góc sân nhỏ phía dưới được kê ghế nằm khiến cho tôi cảm giác như đang nằm hưởng thụ ở một bãi biển nào đó chứ không phải là hồ nữa. Vì thời tiết ở khu vực này mát mẻ vào ban ngày và lạnh vào ban đêm nên hầu như các khách sạn đều không có quạt/điều hoà.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa RSX II v.3'
Đường làng Tuk Tuk

Ngày đầu tiên đến nơi, vì khá mệt do phải di chuyển nhiều nên chúng tôi chỉ đi bộ loanh quanh khu vực khách sạn. Có một điều thú vị là ở đây, khách sạn này có đường đi xuyên qua khách sạn kế bên, nên chúng tôi tha hồ sang các khách sạn “xịn” hơn chụp ảnh. Hồ Toba là nơi thích hợp cho việc nghỉ dưỡng nên chỉ đến khoảng 9h, các hàng quán đã không còn hoạt động. Và xung quanh khách sạn chúng tôi ở không có bar/pub nên cuộc sống trôi qua khá yên bình.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa RSX II v.2'
View nhìn từ khách sạn Romlan

Ở làng Tuk Tuk này, người dân đa phần theo đạo Thiên chúa, nên các bạn sẽ được thoải mái ăn thịt lợn và không lo về vấn đề trang phục như khi đi đến các thành phố khác của Indo-những nơi mà họ theo đạo Hồi.

RNI-Films-IMG-86AE864B-70C6-49C4-AD28-AD4C6AE95BF9-2.JPG
Khung cảnh hồ Toba

Ngày thứ hai, chúng tôi quyết định thuê xe máy đi thăm quan những địa danh nổi tiếng ở  hồ Toba này. Nhưng khi bày tỏ ý định với chú ý thêm là tôi không biết lái xe còn bạn đồng hành lái xe không giỏi, anh nhân viên lễ tân nói với chúng tôi rằng việc này sẽ thật mạo hiểm vì đường núi ở đây khá khó đi với các khúc cua ngoặt nghèo. Tôi liền chủ động hỏi nếu có thể thuê taxi ở đây thì anh cho biết rằng không có taxi nào ở đây cả. Cuối cùng chỉ còn phương án thuê 2 chiếc xe máy cùng 2 người lái với giá 600.000 Rp/ngày tương đương khoảng 700-800k tiền Việt. Lúc đầu thấy giá hơi đắt so với kế hoạch của chúng tôi nhưng chẳng còn lựa chọn nào nên chúng tôi cũng đành phải gật đầu đồng ý.

RNI-Films-IMG-94205831-DEC6-4132-8642-0357201C6486.JPG
Ngẫu nhiên dừng trên đường vì cảnh đẹp

Ramet là nhân viên lễ tân khách sạn chúng tôi ở, vì hôm đó anh ấy rảnh ban ngày nên anh ấy và một người bạn chở chúng tôi đi luôn. Anh Ramet nói tiếng Anh khá ổn. Dù không phải hướng dẫn viên chuyên nghiệp nhưng anh đã chở khách đi theo kiểu này được tầm 2 năm rồi nên khá rõ những nơi đẹp ở hồ Toba để đưa khách đến. Tuy nhiên trên đường đi có một số cảnh khá nên thơ, các bạn phải chủ động nói Ramet dừng thì anh sẽ tìm đường vào và dừng lại cho chụp ảnh nhé.

Processed with RNI Films. Preset 'Kodak Gold 200'
Ramet (người mặc áo đỏ cam) chụp hình cùng chúng tôi

Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là khu mộ của vua Sidabutar. Ở đây cho phép khách du lịch vào cổng miễn phí, và có thể quyên góp tuỳ tâm để góp phí duy trì. Khu vực mộ khá bé, được quây trong một khoảnh sân nhỏ. Đường lên mộ có rất nhièu cửa hàng bán quần áo được dệt từ làng Batak, nhưng các bạn nhớ mặc cả xuống 1 phần 2 hoặc 1 phần 3 so với giá mà những người bán đưa ra nhé.

Processed with RNI Films. Preset 'Kodak Gold 200'
Lăng mộ vua Sidabutar

Loanh quanh ở khu mộ và mua 1 số đồ lưu niệm, chúng tôi chuyển sang thăm quan làng Tomok. Ở đây các bạn có thể đeo khăn của người bản địa để chụp hình lưu niệm.

RNI-Films-IMG-7DBF02EF-2DC8-4F41-B27B-B365D74CC444.JPG
Làng Tomok

Sau khi ghé thăm 3 địa điểm trên, chúng tôi tiếp tục đến với bảo tàng Huta Bolon Simanindo. Khi có kha khá khách du lịch cùng đến đây, vào những khung giờ nhất định, người dân sẽ biểu diễn nhảy truyền thống. Và thật may mắn khi chúng tôi có cơ hội được thưởng thức tiết mục ấy. Màn biểu diễn bao gồm 11 điệu nhảy, thường gắn với các lễ tế như kêu gọi thần linh cho mùa màng tươi tốt, tìm bạn tình … Vào những tiết mục cuối, người dân sẽ mời khách du lịch tham gia nhảy cùng. Mình khá ấn tượng vì điệu nhảy không quá khó và rất vui. Vé vào cổng để xem nhảy là 50.000 Rp. Ở phía sau bảo tàng này là hướng ra hồ nước, cảnh cũng rất đẹp nên các bạn đừng bỏ qua nhé.

Processed with RNI Films. Preset 'Kodak Gold 200'
Xem nhảy truyền thống

Chúng tôi tiếp tục di chuyển đến 1 địa điểm xa hơn, cách khu vực này khoảng một tiếng rưỡi chạy bằng xe máy. Trên đường đi, vì là người bản địa nên anh Ramet dẫn chúng tôi vào ăn thịt lợn rừng nướng – một đặc sản ở khu vực hồ Toba này với tên gọi Babi Pangang. Món thịt này quả thực xuất sắc, mềm, thơm với bì giòn, ăn cùng với thứ nước sốt đặc trưng của người Indo. Tất cả những quán ở dưới khu vực khách sạn, chúng tôi đều đã ăn thử nhưng không thể so bì được với món thịt lợn nướng của người dân bản địa nằm giữa lưng chừng núi này.

Processed with RNI Films. Preset 'Kodak Gold 200'
Món thịt lợn nướng Babi Pangang

Địa điểm tiếp theo chúng tôi đi qua là suối nước nóng. Tuy nhiên vì không mang theo đồ và không muốn bị ướt người nên chúng tôi chỉ ghé qua chứ không vào tắm. Giá vé vào tắm ở đây là 10.000 Rp. Ở đây đã được người dân xây thành bể bơi và cho nước nóng từ suối chạy vào chứ không phải tắm tự nhiên nữa.

Processed with RNI Films. Preset 'Kodak Gold 200'
Đường lên thác nước Air Terjun Nai Sogop

Tiếp theo suối nước nóng là thác nước Air Terjun Nai Sogop. Phí vào cổng cho thác nước này là 7.000 Rp. Thác nước này không quá khó đi, và cảnh cũng đẹp rụng tim. Bao quanh là núi đồi, mây trắng, trời xanh. Bạn nào thích cũng có thể xuống nhúng tay nhúng chân để hưởng trọn làn nước mát lạnh chảy từ suối nhé.

Processed with RNI Films. Preset 'Kodak Gold 200'
Thác nước Air Terjun Nai Sogop

Phải nói rằng con đường dẫn đến thác nước quá đẹp với cảnh mây, núi, sông hùng vĩ. Vì hồ Toba rất rộng nên từ trên cao nhìn xuống, nó chẳng khác gì một cửa biển cả. Chúng tôi đã phải dừng xe để chụp lại những khoảnh khắc trên đường đi ấy. Con đường ấy như một khu rừng toàn hoa, cứ hết cảnh đẹp này ập tới lại đến cảnh đẹp khác mà không làm con người ta hoài chán. Không biết bao nhiêu clip, không biết bao nhiêu tấm ảnh đã được ghi lại suốt con đường này.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Optima 200'
Đường lên thác nước

Sau thác nước, chúng tôi hỏi Ramet liệu còn có chỗ nào đẹp nữa không, Ramet liền đưa chúng tôi lên trên đỉnh núi Pusuk Buhit, nơi đang xây dựng khu vực làm việc của chính phủ. Ở đây có cả một vườn hoa dã quỳ mọc hoang, và phóng tầm mắt nhìn được xuống khung cảnh phía dưới. Thơ mộng đến không thốt nên lời!

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Optima 200'
Vườn hoa dại trên núi

Vì nghe nói bạn tôi muốn mua ba lô thổ cẩm, Ramet dẫn chúng tôi tới thăm nơi mô phỏng các án hành quyết ngày xưa. Khu này có tên gọi Sumbangan Kebersihan Dan Perawatan. Nghe Ramet kể chuyện cũng rất li kì. Các tội phạm ngày xưa, sẽ bị nhà vua xử tử theo hình thức rất tàn nhẫn như xẻ thịt, vắt chanh lên chỗ bị thương, uống máu và giết cho tới chết rồi cắt nhỏ cơ thể ra.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Optima 200'
Nơi mô phỏng các cuộc hành quyết thời xưa

Chúng tôi trở về khách sạn khi trời đã bắt đầu xẩm tối, ngồi xe máy cả một ngày dài khiến ai nấy đều ê ẩm người. Riêng anh Ramet về đến nhà là lại bắt đầu ca làm việc buổi tối của mình. Tôi hỏi anh không mệt à, anh liền bảo anh quen rồi. Dường như ở anh, tôi nhìn thấy niềm vui khi lao động. Lúc nào anh cũng nhiệt tình như vậy!

RNI-Films-IMG-444EEC51-8C2E-4E63-88DB-587F79D1B81F.JPG
Nước hồ nhìn thấy được cả rêu phía dưới

Sau khi ăn tối tại khách sạn xong, chúng tôi nghĩ đến chuyện sẽ trở về sân bay như thế nào! Vì chuyến bay của chúng tôi lúc 10.45 sáng, mà phải 7h mới có chuyến bus sớm nhất từ hồ Toba ra Parungrugan, nên nếu đi hành trình như lúc đến chúng tôi sẽ bị trễ giờ bay. Chúng tôi mới hỏi Ramet, anh gợi ý cho chúng tôi đi tàu từ hồ Toba ra Parapat và bắt taxi, nhưng giá sẽ chẳng dễ chịu tí nào, tới tận 600.000 Rp tiền xe taxi cho 2 người. Chúng tôi đang tính tới phương án hôm sau ra khu vực sân bay luôn thay vì tới sáng hôm bay mới di chuyển ra, đồng nghĩa với việc phải bỏ khách sạn 1 đêm. Nhưng may thay khi đang ngồi tìm khách sạn ở gần sân bay, tự dưng có 1 cô bạn người Malay chạy tới hỏi chúng tôi sẽ đi ra sân bay kiểu gì vì cô ấy và bạn cũng bay cùng chuyến với chúng tôi. Cô ấy đã hỏi được taxi với giá chỉ 400.000 Rp/xe và hỏi liệu chúng tôi có muốn đi chung. Vậy là chúng tôi gật đầu luôn mà không cần suy nghĩ. Cuối cùng gánh nặng duy nhất trong lòng chúng tôi cũng được giải toả. Và chúng tôi sẽ được ở lại hồ Toba thêm tận 1 ngày nữa.

RNI-Films-IMG-7F06DD30-BD68-49C5-9C20-F1C085F34B4D.JPG

Hôm sau, chúng tôi thuê 2 xe đạp với giá 25.000 Rp/xe để chạy lòng vòng quanh hồ Toba. Nhưng các bạn biết sao không, đường núi quá khó để đạp xe, chúng tôi đạp được tầm 5 phút thì đành phải nghỉ vì quá mệt. Đang đi tự dưng bắt gặp quán cafe có view siêu đẹp nên chúng tôi ghé vào ngồi chơi.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'
Đạp xe dạo chơi làng Tuk Tuk

Ngồi cafe ở đây siêu đã, cảnh đẹp, gió hiu hiu thôi, đồ uống ngon. Ngồi cafe tầm 2 tiếng, chúng tôi tiếp tục đạp xe đi. Nhưng cũng chỉ được 10 phút, chúng tôi đầu hãng quãng đường vì quá dốc và trời nắng to. Chúng tôi đành quay về khách sạn.

Processed with RNI Films. Preset 'Kodak Gold 200'
View từ quán cafe

Cô bạn tôi rủ xuống hồ phía trước khách sạn cho cá ăn. Hồ Toba nước rất trong và nhiều cá. Ở đây khách sạn có bỏ vài chiếc ghế nằm, chúng tôi cứ thế nằm chơi, ca hát và thưởng thức từng đợt gió hiu hiu thổi. Tôi bảo với bạn tôi rằng, cứ cho tôi nằm thế này cả ngày cũng không chán. Một cảm giác thật nhẹ nhàng, sảng khoái sau chuỗi ngày làm việc mệt mỏi. Tối hôm đó, chúng tôi đi bộ ra nhà hàng gần khách sạn để ăn tối. Đã thử mấy món xung quanh khách sạn nhưng quả thật đồ ăn ở khách sạn chúng tôi vẫn tuyệt vời nhất dù thời gian chờ hơi lâu.

RNI-Films-IMG-4776FD04-3256-487A-B52B-192E420E9898.JPG
Ngồi tàu ngắm cảnh hồ Toba

Sáng sớm hôm sau, 6.45′ sáng chúng tôi có mặt ở sảnh khách sạn để trả phòng và bắt tàu đi Parapat. Ở đây, gần 7h trời vẫn chưa thèm sáng. Nhưng cũng nhờ thế mà chúng tôi được đón bình minh hết sức lãng mạn trên biển. Tàu đi 45′ thì ra đến bến cảng ở Parapat, nơi đây chú tài xế đã chờ sẵn và chở chúng tôi về sân bay Silangit. Chúng tôi mất đến 2 tiếng 30′ để có thể đến nơi.

Processed with RNI Films. Preset 'Kodak Gold 200'
Bình minh trên hồ Toba

Sân bay Singlagit mới mở nên sau khi check-in sẽ không có hàng quán nào để bạn ăn uống. Xung quanh các quán đồ ăn cũng hết sức bình thường. Vì hành trình di chuyển khá xa nên chúng tôi gọi 2 cốc chocolate nóng chờ đến giờ bay. Thủ tục làm hết sức nhanh chóng vì sân bay này mới có 2 đường bay từ Jakarta và Kuala Lumpur đến.

RNI-Films-IMG-94E26ECB-C8D9-41BA-AD9B-9F00256A9F8E.JPG

Chúng tôi hoàn toàn mãn nguyện với chuyến đi đến hồ Toba lần này. Trước khi đi, cả tôi và bạn đồng hành đều không kì vọng quá nhiều vì chúng tôi có quá ít thông tin về điểm đến mới mẻ này. Nhưng những ấn tượng mà hồ Toba mang lại quả thực đã vượt qua kì vọng của chúng tôi. Hy vọng trong thời gian tới, hồ Toba sẽ được nhiều người biết tới hơn và trở thành một điểm đến đáng chú ý trong “MUST GO LIST” của các bạn trẻ nhé!

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

 

 

 

Srilanka - Giọt lệ Tích Lan

Srilanka – Giọt lệ Tích Lan

Srilanka với tên gọi khác là Giọt lệ Tích Lan, vốn không phải là một điểm đến phổ biến đối với đa số các bạn trẻ Việt Nam, vì ở đây không hiện đại như Singapore, không tiện nghi như Thái Lan và cũng chẳng gần như Malaysia. Nhưng nếu bạn bỗng chốc muốn “đổi gió” bằng việc tìm đến một nơi có thể giúp bạn hoà mình với thiên nhiên và tìm hiểu những nét cổ kính, mang giá trị lịch sử, bạn nhất định không thể bỏ qua Srilanka.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa RSX II v.3'

Quả thật trong số những nước tôi từng đi, Srilanka có phần “không tiện nghi” cho mấy. Nhưng hành trình đến Srilanka trong suốt 10 ngày đã để lại cho tôi những ấn tượng không thể nào quên. Lúc còn ở Việt Nam, tôi vẫn nghĩ Srilanka là một Ấn Độ thu nhỏ, bởi xem qua ảnh, thấy người dân và cảnh sinh hoạt ở 2 nước đều hao hao giống nhau. Nhưng chỉ khi đặt chân đến rồi, tôi mới thấy muốn đánh giá một nơi nào đó, nhất định phải nhìn tận mắt chứ không thể nghe qua bất cứ một ai. Srilanka là Srilanka, là một đất nước có những vẻ đẹp và sự thú vị riêng, không còn là “Ấn Độ thu nhỏ” như trong tiềm thức của tôi nữa.  

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Hiện tại vẫn chưa có đường bay thẳng từ Việt Nam sang Srilanka nên bạn sẽ phải quá cảnh ở một nước thứ ba để đến với Giọt lệ Tích Lan. Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi đất nước này mang hình dáng của một giọt lệ. Tôi đến Srilanka như một cái duyên khi bất chợt nhìn thấy hình ảnh núi Sigiriya trên Google, thấy địa điểm này cũng mới mẻ, và tự nhủ check thử vé máy bay coi sao. Đúng lúc ấy Malindo lại có đợt khuyến mãi vé giá rẻ nên tôi đã đặt vé luôn không chút chần chừ. Và thế là tôi lên đường bắt đầu hành trình khám phá Srilanka 10 ngày 9 đêm của mình.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Hiện nay các bạn có thể xin visa online trước khi tới Srilanka với lệ phí chỉ $35 trên trang web eta.gov.lk, được gọi tắt là ETA. Trước ngày đi, tôi đã cẩn thận chuẩn bị sẵn sao kê ngân hàng xác nhận sổ tích kiệm, vé máy bay 2 chiều; khách sạn tại Srilanka, đơn xin nghỉ phép, bảng lương, xác nhận xin ETA, và tiền mặt mang theo nên hải quan cũng không hỏi quá nhiều mà đã đóng dấu visa cho tôi nhập cảnh luôn.

Processed with RNI Films. Preset 'Fuji Astia 100F'

Điểm đầu tiên tôi đặt chân đến là thủ đô Colombo của Srilanka. Để trải nghiệm cuộc sống của người Srilanka, tôi đặt phòng trong nhà ở cùng với người dân bản địa. Tại đây, bạn có thể đặt phòng của Skyroom thông qua ứng dụng airbnb với giá khoảng 1 triệu/ đêm. Một điều lưu ý là ở Srilanka, có những nơi sẽ thu thêm tiền nếu bạn muốn sử dụng điều hoà, nhưng Skyroom giá phòng đã bao gồm tất cả chi phí.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Ở Srilanka, phương tiện di chuyển chủ yếu là bus hoặc xe tuk tuk (gần giống với xe lam ở Việt Nam). Hầu hết xe bus ở Srilanka đều không có điều hoà nên sẽ hơi khó chịu một chút khi các bạn ghé thăm Srilanka vào mùa hè. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn Uber làm hình thức di chuyển vì tiện nghi và nhanh chóng.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Hai ngày đầu tiên, chúng tôi đã dành thời gian để khám phá thủ đô Colombo của Srilanka. Tại đây, các bạn có thể ghé thăm biển Mount Lavinia, trung tâm thành phố, chợ cổ Colombo và quảng trường độc lập Colombo. Nếu là một người yêu ẩm thực và nhất là hải sản, bạn sẽ không thể nào bỏ qua quán LuanTao tại bờ biển Mount Lavinia. Ngoài ra, đến với Srilanka, bạn hãy thưởng thức thử Hamburger của Dinemore. So với những loại Hamburger khác mà tôi đã từng thử, Hamburger ở Dinemore quả có một sức hấp dẫn khủng khiếp. Vậy nên quán lúc nào cũng rất đông khách với tiêu chí “ngon, bổ, rẻ”. Nếu muốn thả mình thư giãn với những quán bar nhạc sống, thì các bạn hãy ghé thăm In on the Green. Đã đến đây thì các bạn cũng không thể không thử món sườn nướng với nước sốt hết sức lạ miệng.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa RSX II'

Ngày thứ ba, chúng tôi di chuyển đến Nuwara Aliya, cách thủ đô Colombo 6 tiếng đi bus. Các bạn có thể mua vé ngay tại bến xe. Nuwara Aliya giống như Đà Lạt của Việt Nam vậy. Cũng không khí se se lạnh, cũng có những đồi chè trải dài. Nhắc đến Srilanka là nhắc đến vô vàn các loại trà nổi tiếng. Điều ấn tượng nhất với tôi khi đến đây đó là được thưởng thức món trà nấu với sữa tươi hàng ngày và gần như mọi lúc mọi nơi. Quả thật vị trà ở đây rất thơm có thêm chút béo ngậy bởi sữa.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa RSX II v.3'

Tại Nuwara Aliya, chúng tôi trọn ở trong căn phòng với gia đình bác JP, trên một ngọn đồi cao có thể phóng tầm mắt nhìn xuống thành phố. Bác JP là một người kinh doanh trong lĩnh vực homestay đã lâu năm. Phòng rộng rãi, bác chủ nhà rất hiếu khách và bữa sáng thì hoàn toàn miễn phí do chính bác chủ nhà chuẩn bị.

Processed with RNI Films. Preset 'Fuji Astia 100F'

Đến với Nuwara Aliya, các bạn có thể ghé thăm thác nước, trung tâm thị trấn, nhà thờ và đặc biệt là nhà máy chè Pedro. Tại nhà máy chè, các bạn sẽ được tham quan các bước làm để có thể có một gói trà thành phẩm đến tay khách hàng. Tôi đã thực sự ấn tượng khi ghé thăm những đồi chè ở Nuwara Aliya.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa RSX II v.3'

Hai ngày ở đây, chúng tôi nhất quyết trung thành với quán Pub&Restaurant bởi có rất nhiều lựa chọn cho món ăn và giá cả thì hoàn toàn hợp lý. Đừng quên thử những món liên quan đến cà ri vì Srilanka rất nổi tiếng về cà ri các bạn nhé!

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa RSX II v.3'

Rời Nuwara Aliya, chúng tôi tiếp tục di chuyển đến Kandy bằng xe bus. Thời gian di chuyển khoảng 2 tiếng và vé xe mua tại bến.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Chúng tôi đặt 1 phòng ở Kandy Hill Bungalow với giá cũng rơi vào khoảng hơn 1 triệu/ đêm. Khách sạn này nằm trên một đỉnh núi, phải đi một quãng rất xa từ dưới lên, hơi hẻo lánh, biệt lập với bên ngoài nhưng bù lại thì cảnh ở trong khách sạn và nhìn xuống dưới toàn thành phố lại vô cùng đẹp, xứng đáng để bù lại những điểm trừ của nó. Vì khách sạn này ở một nơi biệt lập nên chúng tôi quyết định thuê xe tuk tuk giá trọn gói cho một ngày, tính ra sẽ rẻ hơn so với tuk tuk từng chặng. Một số địa danh bạn có thể ghé thăm ở Kandy không thể không kể đến vườn thực vật, hồ Kandy, nhà máy chè. Srilanka vốn dĩ là đất phật, nên đối với những bạn yêu thích văn hoá tâm linh và lịch sử thì có thể ghé thăm Ancient Senkadagala Kingdom, trung tâm văn hoá Kandyan, đền Dalada Maligawa (đền Răng Phật).

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa RSX II v.3'

Điểm đến tiếp theo của chúng tôi là Bentota- thành phố biển nổi tiếng ở Srilanka. Để đến được với Bentota, bạn sẽ phải đi tàu về Colombo và tiếp tục đi tàu từ Colombo đến Bentota. Tuy nhiên, như tôi đã đề cập ngay ở đầu bài viết, Srilanka không quá tiện nghi, để có một chuyến đi an toàn và chỗ ngồi thoải mái thì các bạn hãy mua vé hạng nhất thông qua website https://onlinebooking.exporail.lk/exporail/online.htm. Từ kinh nghiệm của tôi, khi đi từ Colombo đến Bentota, do chủ quan không đặt vé trước, nên khi mua vé ở bến tàu đã hết sạch vé hạng nhất, nên chúng tôi buộc lòng phải mua vé hạng hai. Lúc đầu tôi nghĩ vé hạng hai chất lượng không kém gì vé hạng nhất, nhưng ôi thôi, vé hạng hai mà tôi mua không có số ghế, đồng nghĩa với việc phải đứng suốt tiếng rưỡi đồng hồ và phải đối mặt với việc chen lấn, chèn ép trong toa tàu đông đúc ấy dưới thời tiết nóng bức mà không có tí điều hoà nào.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Đến Bentota, chúng tôi ở tại Village Headman’s Bungalow. Đây là một ngôi biệt thự cổ với khung cảnh hữu tình và nhân viên cũng rất thân thiện. Khách sạn này cũng khá tiện lợi vì xe bus chạy qua liên tục.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Tại Bentota, các bạn có thể ghé thăm bãi biển Bentota, bãi biển Hikkaduwa và ngọn hải đăng ở Beruwala. Chúng tôi chọn thuê xe máy để có thể chủ động trong việc di chuyển, vì những địa điểm trên nằm khá xa nhau (cách nhau khoảng 70km). Đến Bentota, đừng bỏ qua những món từ hải sản tuyệt vời, trong đó phải kể đến món cua, tôm hùm tại nhà hàng Crab ở Hikkaduwa hoặc Cinemore (ăn buffet).

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Để bắt đầu hành trình Srilanka của mình, các bạn phải có một tâm lý thật vững và sức khoẻ thật tốt vì phải di chuyển khá nhiều. Có những điều ở Srilanka sẽ khiến bạn thất vọng, chẳng hạn như việc phải đứng chen chúc trên chuyến tàu hạng hai mà tôi đã kể, nhưng có những thứ sẽ đem lại niềm vui ngoài sức tưởng tượng của bạn. Chuyến đi Srilanka đã đem lại cho tôi mọi cung bậc cảm xúc, và để lại rất nhiều ấn tượng khó quên.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa RSX II v.3'

10 ngày ở Srilanka là những trải nghiệm hết sức thú vị. Thật là tiếc vì trong hành trình lần này, tôi vẫn chưa có cơ hội ghé thăm “ngọn núi” Sigiriya, nhờ ngọn núi ấy mà tôi đã có động lực ghé thăm đất nước Srilanka này. Thôi thì đành an ủi rằng Sigiriya sẽ là “cái cớ”, để nhất định sẽ có một ngày, tôi trở lại Srilanka lần nữa và chinh phục ngọn Sirigiya mà tôi hằng ấp ủ bấy lâu nay.

 

 

Brunei

Brunei – những điều chưa kể!

Brunei đã hiện lên trong đầu chúng tôi một cách khá lạ lẫm. Brunei là đất nước như thế nào? Liệu Brunei có phát triển hơn Việt Nam không? Người dân Brunei theo đạo gì? Ở Brunei có gì hay, có cảnh đẹp nào không? Và thế là, chúng tôi quyết định lên đường tới Brunei để “tận mắt nhìn thấy” câu trả lời cho tất cả những thắc mắc vốn dĩ đều có thể tìm kiếm trên mạng Internet về đất nước cũng nằm trong khu vực Đông Nam Á này. Nếu chỉ đọc thôi, với một đứa trí nhớ ngắn hạn như tôi, nguồn thông tin ấy sớm muộn gì cũng sẽ bị quên lãng. Nhưng nếu đặt chân đến Brunei, biết đâu tôi còn tìm ra thêm thứ thú vị mà tôi còn chưa từng nghĩ tới. Và thế là, tôi đi!

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Bạn có thể ghé thăm Brunei mọi thời điểm trong năm trừ tháng Ramanda bắt đầu từ 17/5 và kết thúc vào 17/6. Vào tháng Ramanda, những người theo Đạo Hồi sẽ không ăn, không uống từ 5h sáng tới 7h tối. Brunei là đất nước chủ yếu dân số theo đạo hồi nên vào tháng Ramanda, hầu hết các hàng quán sẽ đóng cửa, thậm chí đi ra ngoài đường bạn cũng không nên ăn/uống trước mặt người dân  vì đây là điều khá tối kị vào tháng Ramanda.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Thời tiết ở Brunei nóng quanh năm nên các bạn lưu ý mang trang phục cho phù hợp. Vì đây là đất nước Hồi giáo nên các bạn cũng không nên ăn mặc quá hở hang. Mệnh giá tiền Brunei bằng mệnh giá tiền Sing nên các bạn có thể tiêu tiền Sing ở Brunei nhé!

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Trước khi đi, tôi cũng đã tìm hiểu sơ qua về phương tiện đi lại ở Brunei. Brunei là 1 quốc gia nhỏ, chính vì vậy ở đây, người dân ai cũng có xe hơi riêng. Trên cả nước chỉ có duy nhất 50 chiếc taxi và giá khá là đắt. Vì thế xe bus được chúng tôi trưng dụng tuyệt đối. Từ sân bay, các bạn có thể bắt xe bus 34 về trạm bus trung tâm. Một điều lưu ý quan trọng là ở Brunei, xe bus sẽ dừng hoạt động lúc 6h chiều nên các bạn khi đặt vé máy bay nên đặt chuyến sáng hoặc trưa, nếu phải bay chuyến chiều sẽ khó bắt được bus. Từ bến bus trung tâm, bạn có thể bắt bus đi khắp tất cả mọi nơi tham quan. Nếu trong trường hợp nhỡ bus, người dân Brunei cũng khá thân thiện, nên bạn có thể hỏi xin đi nhờ xe.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Khoảng 6.30 tối, chúng tôi về đến khách sạn Le Gallery. Khách sạn này nằm ngay gần bến bus trung tâm nên rất tiện cho việc đi lại.  Đến khách sạn khi đã thấm mệt, nghe theo lời giới thiệu của nhân viên lễ tân, chúng tôi sang nhà hàng kế bên khách sạn ăn thử món thịt cừu nướng kiểu Brunei. Nhà hàng Charcoal BBQ & Grill Restaurant có vẻ khá nổi tiếng ở khu vực này. Giá ở đây hơi cao nhưng đúng là “đắt sắt ra miếng”. Thịt cừu ngon và rất mềm. Vì “no bụng, đói con mắt”, hai đứa chúng tôi lỡ gọi hơi nhiều, để tiết kiệm, chúng tôi xin hộp để đựng chỗ phần ăn còn lại mang về sáng hôm sau ăn nốt.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Ở Brunei có một điều lạ kì, đó là khoảng 8h tối, tất cả các hàng quán hay những nơi công cộng đều đóng cửa. Vì Brunei là một quốc gia Đạo Hồi nên bạn sẽ không thể tìm thấy những bar hay club ở đây vào ban đêm. Tự dưng sang Brunei du lịch mà chúng tôi có lịch sinh hoạt điều độ hẳn, đi ngủ rất sớm vì chẳng có chỗ nào để chơi lúc ban đêm.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Sáng hôm sau, chúng tôi bắt đầu hành trình khám phá Brunei của mình. Điểm đầu tiên nhất định phải đi đó là Omar Ali Saifuddin Mosque. Chúng mình đi bộ từ khách sạn ra đây chỉ mất khoảng 15′ theo lối đường tắt mà chúng mình tự tìm ra. Nhà thờ này có thể gọi là biểu tượng của Brunei với lối kiến trúc theo đúng truyền thống Đạo Hồi.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Cảnh quan nơi đây rất đẹp, có cả một vườn hoa đủ màu sắc được trồng phía trước nhà thờ, và cây cầu với biểu tượng mặt trăng dẫn lỗi.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Sau khi khám phá nhà thờ Omar Ali Saifuddin, chúng tôi đi bộ sang bờ bên kia của dòng sông để khám phá khu làng nổi của Brunei. Khác với chợ nổi ở Thái, làng nổi ở Brunei khá yên tĩnh, nó mang một không gian sống giản dị hơn so với những khu chợ nổi đã bị thương mại hoá. Brunei dường như vẫn còn khá ít khách du lịch, nên chúng tôi như những lữ khách độc hành ở khu vực này vậy.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Cuộc sống của người dân Brunei khá an nhàn vì y tế, học hành đã có nhà nước lo. Người dân thì mải miết làm công việc thường ngày của họ, còn chúng tôi thì thoả thích ngắm và tận hưởng cảm giác bình yên nơi đây.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Bạn có thể thuê thuyền đi thăm quan làng nổi với giá 15$ cho 45′. Từ làng nổi Brunei, nếu muốn thăm quan rừng khỉ thì bạn phải trả thêm tiền cho lái thuyền. Cảm giác khi đi thuyền cũng rất thú vị, được ngắm cây cầu bắc ngang qua sông nối liền 2 bờ, hay chiêm ngưỡng trường học trên sông của trẻ em làng nổi Brunei.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Rời làng nổi, chúng tôi bắt bus đi tiếp đến nhà thờ Jame’ Asr Hassanil Bolkiah Mosque. Đây cũng là 1 nhà thờ lớn ở Brunei chỉ sau nhà thờ Sultan Omar Ali. Bước vào nơi đây, bạn sẽ có cảm giác như mình đang lạc trong thế giới cổ tích, bởi kiến trúc nơi đây giống một cung điện hơn là một nhà thờ Đạo Hồi.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Chúng tôi đến nhà thờ này vào đúng lúc cầu nguyện nên họ không cho phụ nữ lên tham quan. May sao gặp được 1 anh người Brunei, chúng tôi ngỏ ý nhờ anh chụp khu cầu nguyện phía trên để chúng tôi có thể mường tượng, anh rất nhiệt tình lên chụp ngay và thậm chí còn “khuyến mãi” đưa chúng tôi đến Ringual Mall.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Vì người đạo hồi đa phần là quấn khăn kín mít nên đi vào các trung tâm thương mại ở đây cũng không có quá nhiều đồ thời trang để shopping. Ở Brunei, có rất ít sản phẩm do nước này sản xuất, đa phần đều được nhập khẩu từ Malaysia. Và kinh tế ở Brunei rất phát triển nên họ thường sang khu vực biên giới giáp với Malaysia để mua sắm.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Loanh quanh ở Ringual Mall, chúng tôi đi tới khu chợ đêm theo gợi ý của anh bạn gặp ở nhà thờ Hồi Giáo. Quả thực ở đây có siêu nhiều món ăn và rẻ hơn rất nhiều so với trong trung tâm thương mại. Chúng tôi mua mỗi thứ một ít để có thể thưởng thức hết tất cả các món. Ấn tượng nhất vẫn là món xôi bọc trong lá nướng có nhân thịt.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Đang hăm hở mua đồ ăn thì một cơn mưa to kéo tới, mưa mạnh tới nỗi gió như muốn thổi tung hết các quầy hàng theo nó vậy. Lúc ấy cũng không thể gọi taxi hay đi ra bến bus để về khách sạn, chúng tôi mới mon men hỏi một chị nhờ chị í gọi hộ xe theo app như kiểu Grab. Nhưng chắc do mưa to nên không tài nào gọi được, thấy vậy chị bèn chở luôn chúng tôi về khách sạn vì cũng tiện đường.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Sáng hôm sau, chúng tôi tranh thủ tới cung điện Brunei, nhưng rất tiếc cung điện chỉ mở một số ngày nhất định, còn hầu như trong tháng Ramanda nó sẽ đóng nên chúng tôi chưa có dịp được vào trong.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Brunei khá nhỏ bé, nên chỉ cần hơn 1 ngày là bạn đã có thể khám phá gần như hết các điểm “Cần phải ghé thăm khi tới Brunei”.

Processed with RNI Films. Preset 'Agfa Precisa 100'

Brunei không phải là một đất nước cho những ai thích sự sôi động. Sau những ngày với biết bao mệt mỏi từ công việc, Brunei là nơi thích hợp cho chúng ta đến để cảm nhận sự bình yên. Bình yên từ cảnh quan cho tới cuộc sống của người dân. Nếu có cơ hội, hãy 1 lần ghé thăm Brunei, bạn nhé!